Thiếu trường học tại KCN huyện Đức Hòa (Long An): Học sinh phải… tăng ca

Thứ bảy - 24/10/2020 00:57 517 0
GD&TĐ - Học sinh (HS) ở các lớp, trường học tại địa bàn có khu, cụm công nghiệp ở huyện Đức Hòa – Long An liên tục phải đi học nhờ, học tạm, có khi “tăng ca” ngày thứ 7 do thiếu cơ sở vật chất (CSVC).
Thiếu trường học tại KCN huyện Đức Hòa (Long An): Học sinh phải… tăng ca

“Điệp khúc” thiếu

Trường Tiểu học (TH) Nguyễn Văn Phú (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa - Long An) năm học 2020 - 2021 có 3.760 HS với 85 lớp. Thiếu CSVC, trường  mượn tạm trụ sở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đức Hòa (đã giải thể) làm cơ sở 2, để  39 lớp học nhờ, trong đó có 20 lớp 1 (với 848 HS) và 19 lớp 2. Theo đó, từ đầu năm học đến nay, HS khối 1 vẫn học 1 buổi/ngày dù Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 yêu cầu phải dạy 2 buổi/ngày.

Thầy Nguyễn Văn Đạt, Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Văn Phú cho biết: “HS quá đông mà CSVC hạn chế nên trong tháng đầu tiên của năm học mới, khối 1 vẫn học 1 buổi/ngày. Đầu tháng 10/2020, trường đưa vào sử dụng 18 phòng học được xây mới cho khối 1, đáp ứng nhu cầu dạy 2 buổi/ngày. Tuy nhiên, CSVC mới bổ sung chỉ đủ đáp ứng cho khối 1 nên tình trạng quá tải sĩ số HS/lớpvẫn tồn tại”.

Do thiếu CSVC, HS chia nhau chỗ ngồi trong phòng học. Lớp ít nhất là 40 HS/lớp, đông nhất lên đến 50 HS/lớp, vì thế  điều kiện học tập, di chuyển trong lớp của các em cũng bị thiệt thòi hơn so với HS các trường thuận lợi. GV phải làm việc hết công suất trong mỗi tiết học nhằm giúp HS nắm kỹ bài, đặc biệt là những em tiếp thu chậm.

Cũng trong tình trạng thiếu CSVC, thầy Lê Văn Đức - Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Văn Dương (xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa) cho biết: Năm học này, trườngcó 1.479 HS, với 35 lớp, trong đó có  8 lớp 1 (với 309 HS), sĩ số bình quân cả trường là 42,25 HS/lớp. Hiện, trường chỉ có 28 phòng học nên ưu tiên cho khối lớp 1 học 2 buổi/ngày. Còn các khối khác đều phải “chia ca”, lớp học buổi sáng, lớp học chiều tùy theo khối, để giảm áp lực do thiếu phòng học. “Ngoài ra, nhà trường thiếu 3 GV. Theo đó, có GV phải phụ trách 2 lớp. Nhà trường cũng mong phân bổ thêm đội ngũ GV để giảm áp lực cho thầy cô”, thầy Đức tâm sự.

Đầu tư chưa bắt kịp với nhu cầu phát triển

Trường TH Nguyễn Thị Hạnh (xã Mỹ Hạnh Nam - huyện Đức Huệ) cũng gặp những khó khăn do áp lực sĩ số ngày một tăng. Thầy Nguyễn Thanh Hoàng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhà trường có  2.285 HS, với 52 lớp, sĩ số bình quân khoảng 44 HS/lớp, trong đó, có 11 lớp 1 (với 489 HS). Mặc dù quy định sĩ số là 35 HS/lớp nhưng do thiếu phòng học, có khi sĩ số tăng gần 45 HS/lớp, gây áp lực không nhỏ cho các GV. “Dạy lớp đông HS, GV cực hơn nhiều. Ngoài giảng bài tại bảng, thầy cô còn di chuyển đến từng HS để kiểm tra, giám sát mức độ hiểu bài, có thể nói là hoạt động hết công suất”, thầy Hoàng cho hay.

Do hơn 60% HS của Trường TH Nguyễn Thị Hạnh là dân nhập cư nên việc quản lý HS của GV đôi lúc gặp khó khăn. Một số phụ huynh không có thời gian quan tâm đến việc học của con em mình. Tình trạng HS vắng, nghỉ kéo dài sau Tết Nguyên đán hoặc chuyển đến, chuyển đi thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến nền nếp, chất lượng giáo dục của các trường. GV theo đó cũng phải vất vả trong việc củng cố kiến thức cho các em.

Theo Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đức Hòa - ông Lê Ngọc Khanh, HS đến tuổi đi học ở địa phương ngày càng tăng trong khi một số công trình triển khai thi công chậm trễ, chưa kịp đưa vào sử dụng trong năm học mới. Huyện đưa ra giải pháp tình thế là tận dụng các phòng chức năng hoặc mượn tạm phòng học của đơn vị bạn để dạy học. Để nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm HS được học tập trong môi trường tốt, bài toán đầu tư mở rộngquỹ đất để xây dựng CSVC, giảm áp lực sĩ số HS, đang được địa phương này tính toán.

Cũng theo Sở GD&ĐT Long An, năm 2019, các địa phương của tỉnh làm chủ đầu tư Dự án Giải quyết vấn đề trường, lớp học ở các khu, cụm công nghiệp cho con em công nhân với tổng kinh phí thực hiện 16.774 triệu đồng đầu tư cho 9 trường với 66 phòng học (mầm non: 18 phòng; tiểu học: 36 phòng; THCS: 12 phòng). Để giải quyết tình trạng thiếu CSVC tại các trường học trên địa bàn có nhiều khu, cụm công nghiệp phát triển, tỉnh cũng đã bố trí nguồn vốn và đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa về xây dựng CSVC trường học, đáp ứng nhu cầu học tập của HS. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mạng lưới trường học chưa được đưa vào sử dụng, gây quá tải cho một số trường, áp lực công việc đè nặng vai giáo viên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập737
  • Hôm nay38,053
  • Tháng hiện tại316,183
  • Tổng lượt truy cập51,672,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944