Giúp trẻ đối phó với áp lực đô thị bằng ứng dụng nghệ thuật sáng tạo

Thứ sáu - 04/12/2020 08:16 352 0
GD&TĐ - Phương pháp ứng dụng nghệ thuật trong hoạt động giáo dục mầm non được phát triển dựa trên cách tiếp cận quan sát trẻ theo quá trình được kỳ vọng sẽ giúp trẻ đối phó với các áp lực đô thị.
Giúp trẻ đối phó với áp lực đô thị bằng ứng dụng nghệ thuật sáng tạo

Ngày 4/12, tại Đà Nẵng, Vụ Mầm non (Bộ GD&ĐT), Sở GD&ĐT Đà Nẵng phối hợp với VVOB – tổ chức phi lợi nhuận của Bỉ tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về Hỗ trợ trẻ mầm non tăng cường khả năng chống chịu với các rào cản đô thị. Hội thảo còn có sự tham gia của các đại biểu đến từ 6 Sở GD&ĐT gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Bình Dương – những địa phương đang có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Với 2 phiên thảo luận bàn tròn, các đại biểu đã trao đổi những biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ em ở các cơ sở mầm non tư thục; các cơ hội và thách thức ở khu vực đô thị đối với việc dành các không gian mở và an toàn cho trẻ mầm non.

Giúp trẻ đối phó với áp lực đô thị bằng ứng dụng nghệ thuật sáng tạo - Ảnh minh hoạ 2
Phương pháp ứng dụng nghệ thuật trong hoạt động giáo dục mầm non được kỳ vọng sẽ giúp trẻ đối phó với các áp lực đô thị

Theo đánh giá của VVOB, đời sống đô thị có nhiều tác động đến sự phát triển của trẻ, và có sự khác biệt với những trẻ lớn lên ở khu vực nông thôn hay miền núi. Đó là sự gắn kết xã hội thường ít chặt chẽ hơn, vấn đề an toàn (giao thông) có tác động đến việc phân bổ thời gian và tương tác xã hội; những dịch vụ công ở các khu vực đông dân cư đang đối mặt với các vấn đề năng lực. Những thách thức trong việc xây dựng những điều kiện sống an toàn cho sưc skhoer cũng khá khác biệt.

Những điều này tạo ra các thách thức và rào cản xã hội đặc trưng của bối cảnh đô thị có tác động đến việc học tập của trẻ. Các dịch vụ giáo dục mầm non hiện có đã đáp ứng sự tiếp cận của nhiều trẻ 3-5 tuổi. Nhưng nếu chỉ tiếp cận tới trẻ thì chưa thể đảm bảo việc học và phát triển của trẻ. Đô thị phát triển có thể tạo ra những áp lực, căng thẳng lên chất lượng của hệ thống giáo dục, chẳng hạn như làm cho không gian lớp học không đạt yêu cầu.

Giúp trẻ đối phó với áp lực đô thị bằng ứng dụng nghệ thuật sáng tạo - Ảnh minh hoạ 3
Trò chơi "Gương soi" với sự tham gia của nhóm HS và đại biểu tham dự Hội thảo minh họa cho phương pháp sáng tạo dựa vào nghệ thuật để hỗ trợ trẻ đối phó với các áp lực đô thị

Dự án Cộng đồng ứng dụng Dạy học sáng tạo trong Giáo dục mầm non (CITIS) do tổ chức VVOB và Sở GD&ĐT Đà Nẵng phối hợp triển khai thí điểm tại 8 trường mầm non ở quận Sơn Trà. Mục tiêu của dự án là giúp giáo viên và nhà quản lý giáo dục hiểu biết sâu hơn về các rào cản đô thị liên quan tới việc học của trẻ mầm non trong các cộng đồng có nhiều thách thức về kinh tế và tận dụng tốt hơn những cơ hội từ đô thị mang lại để giảm thiểu tác động của các rào cản.

Dự án hỗ trợ 6 trường mầm non công lập và 2 trường mầm non tư thục áp dụng quan sát trẻ theo quá trình để có cách tiếp cận giúp trẻ phát triển tốt hơn trong bối cảnh đô thị. Dự án cũng thí điểm “phương pháp sáng tạo dựa vào nghệ thuật” để hỗ trợ trẻ đối phó với các áp lực đô thị.

Một số rào cản trong lớp học mầm non ở đô thị được xác định gồm: Đồ dùng, đồ chơi hạn chế và không hấp dẫn; phương pháp sư phạm chưa phù hợp; sĩ số HS trong lớp đông; sự trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên hạn chế; kỳ vọng của phụ huynh cao.

Từ đây, GV tìm hiểu những can thiệp để giúp giảm thiểu các rào cản, nâng cao cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ như: Tạo các góc và khu vực hấp dẫn; bổ sung đồ chơi ở các góc; giới thiệu đồ dung đồ chơi và các hoạt động mới; tìm hiểu sở thích của trẻ; đưa ra các thách thức mới; tạo cơ hội để trẻ đưa ra sáng kiến với quy tắc thích hợp; khám phá và cải thiện mối quan hệ trẻ - trẻ, trẻ - giáo viên; khám phá cảm xúc và giá trị.

Cô giáo Phan Thị Thùy Dung – Hiệu trưởng trường mầm non tư thục Con Ong Nhỏ (Q. Sơn Trà) cho biết: “Từ phương pháp sáng tạo dựa vào nghệ thuật, nhà trường đã tổ chức hoạt động “chạm yêu thương” vào đầu giờ buổi sáng cho HS toàn trường. Các bé rất hào hứng tham gia và xin cô được chơi lại. Các cháu chơi xong rất thoải mái, sẵn sàng cho các hoạt động tiếp theo”. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập681
  • Hôm nay40,506
  • Tháng hiện tại318,636
  • Tổng lượt truy cập51,674,595
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944