GS.TS Võ Văn Sen: “Cần hiểu Quy chế đào tạo Tiến sĩ 2021 là quy chế tối thiểu”

Thứ hai - 19/07/2021 22:29 939 0
GD&TĐ - Theo GS.TS Võ Văn Sen, cần phải xác định và thống nhất cách hiểu rằng Quy chế đào tạo Tiến sĩ (TS) 2021 là một quy chế tối thiểu và đáp ứng những điều kiện này các cơ sở GDĐH mới được tiến hành đào tạo TS.
GS.TS Võ Văn Sen: “Cần hiểu Quy chế đào tạo Tiến sĩ 2021 là quy chế tối thiểu”

Liên quan Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (TS) do Bộ GD&ĐT vừa mới ban hành kèm Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, Báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trò chuyện với GS.TS Võ Văn Sen - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQG TPHCM, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn - ĐHQG TPHCM.

GS.TS Võ Văn Sen: “Cần hiểu Quy chế đào tạo Tiến sĩ 2021 là quy chế tối thiểu” - Ảnh minh hoạ 2

GS.TS Võ Văn Sen phát biểu tại môt hội thảo khoa học

- Thưa GS Võ Văn Sen, ông đánh giá thế nào về lý do Bộ GD&ĐT ban hành quy chế lần này thay thế Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ TS trước đây?

- GS.TS Võ Văn Sen: Tôi thấy Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ 2017 thể hiện mong muốn hội nhập quốc tế trong đào tạo sau ĐH. Đây là một nguyện vọng rất tốt trong vấn đề hội nhập.

Tuy nhiên cũng có những điểm bất cập không phù hợp với thông lệ đào tạo TS trên thế giới và cũng có những chỗ bất cập với điều kiện trong nước.

Do đó, quy chế vừa mới ban hành không phải là một quy chế mới hoàn toàn, mà như một số ý kiến cho rằng quy chế này dựa trên nền tảng quy chế trước đây (2017) và sửa đổi bổ sung cho hợp lý.

Cụ thể, quy chế mới có những điểm mới như quy định tiêu chuẩn người hướng dẫn, điều kiện bảo vệ luận án của NCS và bài báo khoa học… đã có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, cũng như khả thi trong thực hiện để có thể thúc đẩy việc phát triển đào tạo sau ĐH.

Điển hình về bài báo quốc tế, quy chế mới không cấm việc có các bài báo Scopus - ISI hay bài báo uy tín quốc tế. Tuy nhiên, quy chế mới có chữ ‘hoặc’ bài báo khoa học trong nước, hay các hội thảo khoa học quốc tế trong nước, hoặc công trình khoa học trong nước… thì điều này cũng rất phù hợp.

Bởi, hiện nay chúng ta khuyến khích tự chủ về ĐH, điều này không đơn thuần là tự chủ về tài chính  mà còn là tự chủ về đào tạo, tự chủ về nghiên cứu khoa học… Các cơ sở GDĐH tùy theo năng lực của mình sẽ xác định mức độ tự chủ về đào tạo. Chẳng hạn sau khi có quy chế mới này, hai  ĐH lớn là ĐHQG TPHCM và ĐHQG Hà Nội sẽ có thể có những quy định phù hợp với năng lực đào tạo TS của của mình.

Do đó, ở đây cần phải xác định và thống nhất cách hiểu rằng quy chế mới này của Bộ GD&ĐT là một quy chế tối thiểu và đáp ứng những điều kiện này các cơ sở GDĐH mới được tiến hành đào tạo TS.

Đồng thời, những cơ sở GDĐH nào có quyền tự chủ đào tạo, thấy mình có điều kiện tốt hơn thì có thể bổ sung nâng chất tiêu chuẩn đào tạo của mình… chẳng hạn như thêm bài báo khoa học quốc tế. Điều này rất phù hợp với tinh thần tự chủ ĐH. Hay các cơ sở GDĐH cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp trong việc đào tạo TS ở các khối ngành KHTN, KHXHNV, chính trị, quân sự…

Đồng thời, nếu xem đây là một quy chế tối thiểu thì quy chế đào tạo TS năm 2017 lại khá cao, nhất là với một số ngành khoa học. Đồng thời một số người cho rằng quy chế sửa đổi  2021 này thấp hơn thì không phải, mà đây là sự điều chỉnh cho phù hợp với quy định tối thiểu, xác lập những điều kiện tối thiểu trong đào tạo TS. Việc nôn nóng vội vã trong đào tạo không mang lại kết quả tốt mà tạo thêm những tiêu cực.

GS.TS Võ Văn Sen: “Cần hiểu Quy chế đào tạo Tiến sĩ 2021 là quy chế tối thiểu” - Ảnh minh hoạ 3

Một buổi bảo vệ Luận án TS của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

- Có ý kiến cho rằng, quy chế lần này về thực chất có nhiều điểm quay lại với quy chế trước đó, như vậy là một thất bại của quy chế vốn được xem là có tính hội nhập. Ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?

- Như tôi đã nói, hội nhập quốc tế là tốt nhưng không phải hội nhập là tất cả và hội nhập bằng tất cả mọi giá. Đôi khi trong cuộc sống có những người có ý rất tốt nhưng cách triển khai không đúng gây ra những tác hại. Do đó, quy chế đào tạo trước đây thể hiện mong muốn chủ quan, chưa phù hợp với Việt Nam cũng như ngay cả với thông lệ đào tạo sau đại học của thế giới.

Quy chế cũ quy định chung cho tất cả các ngành như nhau như vậy là không phù hợp và vì thế đó chưa phải là tiến bộ mà còn làm hạn chế sự phát triển của đào tạo sau đại học. Do vậy, tôi khẳng định, quy định trước đây về điều này chưa phải là một bước tiến mà là một mong muốn chủ quan  chưa phù hợp, nên quy chế mới càng không phải thụt lùi mà là sự điều chỉnh cần thiết, là bước đi phù hợp, khả thi.

- Ông có thể so sánh với một vài quy chế đào tạo đào tạo trình độ tiến sĩ ở một số nước trong khu vực và quốc tế với quy chế ở Việt Nam?

- Riêng với các ĐH trong khu vực Đông Nam Á, ĐH Quốc gia Singapore là một trong các ĐH đằng cấp thế giới và khu vực, trong rất nhiều ngành đào tạo cũng chỉ yêu cầu NCS có 2 bài báo khoa học ở Hội nghị khoa học quốc tế (họ tài trợ kinh phí đi dự).

Hay một số ĐH lớn ở Nhật Bản cũng không đòi hỏi NCS phải có bài báo khoa học  Scopus - ISI gì cả, cùng lắm là người ta yêu cầu NCS phải có một hay hai bài báo dự Hội nghị khoa học quốc tế.

Thậm chí những ĐH lớn ở Mỹ cũng không yêu cầu NCS phải có các bài báo khoa học Scopus – ISI ( ngay cả đại học Harvard cũng thế). Họ quan niệm những công bố khoa học lớn là chuyện của các nhà khoa học; diễn đàn tạp chí khoa học đẳng cấp cao là “sân chơi” chủ yếu của giới khoa học, chứ không phải của nghiên cứu sinh.

NCS xét cho cùng cũng chỉ là những học trò đang học để lấy bằng tiến sĩ. Thậm chí trong các buổi trình luận án, học viên không trả lời được thì thầy đứng lên giải thích rõ hơn vì chỉ có thầy mới thực sự hiểu được sâu sắc cái mới, ý nghĩa khoa học của đề tài.

-Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm là chất lượng cũng như số lượng các bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án NCS. Ông thấy quy chế lần này có sự chuyển biến thế nào ở vấn đề này?

- Quy chế mới cũng để mở ai có điều kiện năng lực ngoại ngữ thật tốt, thực sự có những khám phá có thể công bố quốc tế đẳng cấp về khoa học thì  cứ làm, chứ không hạn chế điều này.

Tuy nhiên, quy định mới mở ra điều kiện phù hợp hơn với chuẩn đào tạo tiến sĩ, xác định mức công bố tối thiểu cho phù hợp với đào tạo tiến sĩ như truyền thống chung của thế giới, xem nghiên cứu sinh chưa phải là những nhà khoa học thực sự, mà chỉ mới bước những bước đầu vào “làng khoa học” mà thôi!

Quy luật là cái gì phù hợp với điều kiện khách quan, chủ quan thì kết quả chắc chắn tốt đẹp; cái gì chủ quan nôn nóng không phù hợp thì kết quả không tốt.

- Xin cám ơn ông.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập561
  • Hôm nay47,824
  • Tháng hiện tại325,954
  • Tổng lượt truy cập51,681,913
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944