Đào tạo tiến sĩ, quan trọng là giá trị công trình, nên phân loại các lĩnh vực khoa học

Thứ ba - 20/07/2021 00:32 853 0
GD&TĐ - Theo ý kiến của nhiều cán bộ, nhà nghiên cứu, thông tư mới quy định về tuyển sinh và đào tạo tiến sỹ đã đưa ra ngưỡng chuẩn cụ thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khoa học.
Đào tạo tiến sĩ, quan trọng là giá trị công trình, nên phân loại các lĩnh vực khoa học

Quan trọng nhất là nghiên cứu sinh thực sự nghiêm túc, đam mê nghiên cứu và giá trị của công trình khoa học

Quan trọng là giá trị công trình nghiên cứu khoa học

Vừa qua, thông tư Thông tư 18/2021 quy định về tuyển sinh, đào tạo tiến sỹ nhận được nhiều ý kiến trao đổi ở các góc độ; trong đó, tranh luận nhiều nhất là công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh. Theo Quy chế 2021, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc với nghiên cứu sinh để tốt nghiệp (như Quy chế ban thành kèmThông tư số 08/2017/TT-BGDĐ năm 2017).

Thay vào đó, chấp nhận bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành.

Tuy nhiên, các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.

Theo TS. Nguyễn Văn Yên – hiện công tác tại Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng - cho rằng, điểm tích cực là thông tư năm 2021 đã đưa ngưỡng tối thiểu để các ngành, các trường cụ thể hoá vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Về phía nghiên cứu sinh (NCS) cũng có mục tiêu rõ ràng để đạt các điều kiện, tiêu chí trước khi bảo vệ, tốt nghiệp tiến sĩ.

Đào tạo tiến sĩ, quan trọng là giá trị công trình, nên phân loại các lĩnh vực khoa học - Ảnh minh hoạ 2
TS. Nguyễn Văn Yên (ĐH Duy Tân, Đà Nẵng) thời điểm là GV Trường THPT Yên Thành 3, huyện Yên Thành, Nghệ An

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Văn Yên cũng cho rằng, với người làm nghiên cứu khoa học, nên tham gia viết bài báo quốc tế. Trước hết, đó là cách để mình tiếp cận với khoa học công nghệ trên thế giới. Làm việc nhóm cùng các nhà khoa học, tiếp nhận các ý kiến phản biện từ các nước có nền KHKT phát triển giúp nâng tầm hiểu biết, trí tuệ của bản thân.

TS. Nguyễn Văn Yên là một trong 2 NCS có kết quả học tập tốt nhất ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2018, được trao thưởng Luận án tiến sỹ xuất sắc. Kết thúc 4 năm làm NCS, thầy Yên có 7 bài báo ISI với tổng chỉ số trích dẫn (IF) là gần 10. Trong đó có 2 bài ở Ba Lan, 2 bài ở Anh, 1 ở Canada, 2 bài ở Singapore.

Nhưng điều đặc biệt hơn, thời điểm này, thầy đang là một giáo viên Trường THPT Yên Thành 3, ngôi trường “làng” vùng quê lúa huyện Yên Thành, Nghệ An. Theo TS. Nguyễn Văn Yên, thời điểm làm nghiên cứu sinh, khó khăn nhất là áp lực về bài báo đăng ở tạp chí nước ngoài.

“Có bài viết rất kỳ công, nhưng sau đó bị trả về khiến tôi thất vọng. Nhưng khi đọc kỹ những gì họ phản biện, chỉ ra những hạn chế của mình, tôi thấy có lý, và bắt đầu lại từ đầu: thay mẫu, thí nghiệm lại, xây dựng bài viết”, TS. Nguyễn Văn Yên nhớ lại.

Vì vậy, từ góc độ của người từng làm nghiên cứu sinh, thầy Yên nêu quan điểm, thông tư năm 2021 sẽ tạo thuận lợi cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo. Dù không bắt buộc, nhưng quy chế 2021 của Bộ GD&ĐT vẫn khuyến khích NCS có công bố quốc tế.

“Với lĩnh vực Khoa học tự nhiên, tôi ủng hộ và mong rằng NCS có nhiều công bố quốc tế như một nhu cầu tự thân.

Thực tế, có người lấy bằng tiến sĩ và tiếp tục làm khoa học, nhưng cũng có nhiều người sau đó không đi sâu vào con đường nghiên cứu, mà làm quản lý hoặc vai trò xã hội khác. Quan trọng nhất là NCS xác định mục tiêu của mình. Bài báo đăng ở tạp chí trong nước hay nước ngoài, quan trọng nhất là giá trị của công bố đó đối với khoa học”, TS. Nguyễn Văn Yên nhận định.

Nên có sự phân loại "ngưỡng chuẩn" với các lĩnh vực khoa học

TS. Thái Huy Vinh – Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục tỉnh Nghệ An được các trường ĐH mời chấm luận án tốt nghiệp tiến sỹ nhiều năm. Theo TS. Thái Huy Vinh, qua thực tế theo dõi, việc áp dụng “chuẩn” tuyển sinh và đào tạo thạc sỹ của quy chế năm 2017 đã phát huy hiệu quả không chỉ đối với NCS mà cả người hướng dẫn. Chất lượng “đầu ra” tiến sỹ có bước tiến vượt bậc.

Riêng đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, yêu cầu có công bố quốc tế là cần thiết. Ít nhất, NCS cũng phải có vốn ngoại ngữ nhất định để đọc tài liệu, sách báo, tạp chí nước ngoài. Bên cạnh đó, để được nhà, nghiên cứu, các giáo sư, phó giáo sư đồng ý hướng dẫn, cộng tác trong bài báo khoa học cũng hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ.

Vì vậy, TS. Thái Huy Vinh cho rằng, quy chế năm 2017 đã phát huy hiệu quả và nên giữ lại những tiêu chí, quy định khả thi, tích cực. Để “ngọn đèn luôn sáng mãi” và tiến sỹ Việt Nam có tầm vươn ra thế giới.

Tuy nhiên, TS. Thái Huy Vinh cũng cho rằng, thực tế có rất nhiều lĩnh vực khoa học, bao gồm tự nhiên và xã hội với những đặc thù khác nhau. Vì thế, rất khó có một công thức chung để áp dụng, quy chuẩn cho các ngành.

Đơn cử với những NCS lĩnh vực khoa học xã hội tại Nghệ An, khi nghiên cứu về văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số, hay dân tộc Việt... thì mỗi cộng đồng có một bản sắc, giá trị riêng biệt, độc đáo.

Những giá trị này, khó để diễn đạt bằng một ngôn ngữ khác không phải tiếng bản địa. Và cũng không cần đến bài báo quốc tế, vì khoa học tự nhiên, kỹ thuật là thành tựu chung của nhân loại, nhưng văn hóa cộng đồng này, khác biệt với cộng đồng khác.

Thay vào đó, tạp chí trong nước lại có thế mạnh và giá trị công nhận hiệu quả, thực tế hơn. Điều này, quy chế của năm 2021 lại khắc phục được. Bên cạnh đó, tạp chí trong nước cũng phải nằm trong danh mục được được Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận  với khung điểm đánh giá tới 0,75.

TS. Thái Huy Vinh cho rằng “nên phân loại các lĩnh vực khoa học, nên kế thừa những tiêu chuẩn tích cực đối với nghiên cứu khoa học tự nhiên của quy chế năm 2017, nhưng điều chỉnh đối với lĩnh vực khoa học xã hội".

Trước đó, theo Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 2017) yêu cầu nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án. Bao gồm 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI hoặc Scopus. Bài báo ISI hoặc Scopus này có thể được thay thế bằng 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập565
  • Hôm nay48,355
  • Tháng hiện tại326,485
  • Tổng lượt truy cập51,682,444
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944