Toàn tỉnh thành lập 1 cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức. Hội đồng thi có nhiệm vụ tổ chức thi cho các thí sinh của cụm thi.
Mỗi huyện, thị xã, thành phố có các điểm thi. Tùy vào điều kiện cụ thể, Sở GD&ĐT thành lập điểm thi riêng từng trường hoặc điểm thi liên trường. Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT của mỗi huyện, thị xã, thành phố dự thi tại một số điểm thi do Sở GD&ĐT quy định (thí sinh xem thông báo điểm thi tại nơi đăng ký dự thi). Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT dự thi tại trường THPT nơi học lớp 12.
Điểm thi được đặt ở cơ sở có đủ các điều kiện tổ chức thi, thuận tiện cho việc đi lại của giám thị và thí sinh.
Sở GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch, tham mưu, phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về kỳ thi, thực hiện nghiêm túc Quy chế thi THPT quốc gia. Chỉ đạo các đơn vị tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh học tập, nắm vững Quy chế thi và những điểm mới của kỳ thi.
Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, ra Chỉ thị chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương phối hợp làm tốt công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tham gia tổ chức kỳ thi và với các sở, ngành, đoàn thể có liên quan trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cho kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế...
Các nhà trường cần chỉ đạo hoàn thành chương trình năm học, thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại học lực và hạnh kiểm học sinh đúng quy định; chỉ đạo ôn tập phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức, tự tin bước vào kỳ thi với kết quả tốt nhất.
Hoàn thành việc đăng ký xét công nhận tốt nghiệp và nhập dữ liệu ngay sau ngày 25/5; in danh sách cho học sinh rà soát, xác nhận và thông báo sai sót (nếu có) để chỉnh sửa kịp thời; in giấy báo dự thi, trả giấy chímg nhận kết quả thi cho thí sinh; thu nhận đơn phúc khảo và lập danh phúc khảo, nhập dữ liệu vào phần mềm đúng thời hạn quy định; quản lí tốt hồ sơ của thí sinh…