Hành trang vào đại học: Vượt qua 'cạm bẫy'

Chủ nhật - 28/07/2024 20:44 33 0
“Đổi vai”ThS Nguyễn Vinh San - Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nhận xét: “Nhiều tân sinh viên bước vào giảng đường đại học với tâm thế ‘xõa’ sau thời gian ôn tập và thi căng thẳng, cũng có em mang tâm trạng lo lắng về chi phí học tập, sinh hoạt khi điều kiện...
Hành trang vào đại học: Vượt qua 'cạm bẫy'

“Đổi vai”

ThS Nguyễn Vinh San - Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nhận xét: “Nhiều tân sinh viên bước vào giảng đường đại học với tâm thế ‘xõa’ sau thời gian ôn tập và thi căng thẳng, cũng có em mang tâm trạng lo lắng về chi phí học tập, sinh hoạt khi điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn”.

Dù ở trạng thái nào thì tân sinh viên luôn là mục tiêu của những đối tượng xấu muốn lừa gạt khi lợi dụng sự non nớt của “học sinh lớn” mới rời vòng tay cha mẹ. Đó có thể là các trung tâm gia sư “ma”, “việc nhẹ lương cao” của các công ty đa cấp dỏm, game online, bia rượu, lừa đảo qua mạng… Nếu không được trang bị đầy đủ thông tin thì các em dễ bị cuốn vào vòng xoáy đó.

Làm thế nào để tân sinh viên có thể bước qua giai đoạn chuyển tiếp một cách an toàn, vui vẻ? Theo ThS Nguyễn Vinh San, trước hết gia đình cần chia sẻ, dặn dò con em về mục tiêu lớn nhất khi bước vào đại học là học tập tốt để sau này có cơ hội việc làm, thường xuyên liên hệ, khích lệ động viên, nhất là những sinh viên xa nhà.

“Trường đại học cần đưa nội dung khuyến cáo về những vấn đề các em có thể gặp phải ở địa bàn nơi sinh sống và học tập, những kinh nghiệm của anh chị sinh viên đi trước. Trường đại học nào cũng có tuần sinh hoạt công dân đầu khóa cho tân sinh viên trước khi vào học chính thức.

Đây là chương trình phù hợp để trang bị hành trang đầy đủ khi trở thành một sinh viên thực thụ, tự lập và có trách nhiệm với bản thân, gia đình”, Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng chia sẻ kinh nghiệm.

Về phía tân sinh viên, theo ThS Nguyễn Vinh San, phải nhận thức rõ bước vào giảng đường đại học là khởi đầu cho một hành trình mới chứ không phải đích đến sau bậc phổ thông. Các em phải khởi động và bắt nhịp ngay với phương pháp học tập ở đại học để tạo đà cho các học kỳ tiếp theo. Việc làm thêm phụ giúp kinh tế gia đình là tốt, tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ thông qua các tổ chức Đoàn – Hội, câu lạc bộ, đội, nhóm trong trường, khoa để có được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Việc nhẹ, lương cao cho người chưa đủ trưởng thành thông thường chỉ có lừa đảo hoặc phi pháp; không ngại chia sẻ với người thân, bạn bè của mình về những dự định, công việc để có được lời khuyên hoặc sự hỗ trợ khi cần thiết. Những công việc, hành động “không được phép nói, chia sẻ với ai” thì chắc chắn là lừa đảo.

Vuot qua cam bay 2.jpg
Sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng khám sức khỏe ban đầu khi làm thủ tục nhập học Ảnh: PV

Tạo sức đề kháng

TS Bùi Trung Hiệp - Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng cho biết: “Trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ định hướng cho sinh viên năm thứ nhất, Phòng Công tác sinh viên dành riêng một buổi có chủ đề về những trải nghiệm hữu ích cần có. Trong đó, một số nội dung được nhấn mạnh gồm cảnh báo về “cạm bẫy” mà tân sinh viên thường mắc phải”.

Với đặc thù của khối tài chính – kinh tế, TS Bùi Trung Hiệp cho biết, sinh viên được giới thiệu một số nền tảng giúp tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp. Chẳng hạn như nền tảng làm việc từ xa freelancer (upwork); các kênh bán hàng trực tuyến (Facebook, TikTok, Shopee...); đầu tư chứng khoán.

Ngoài ra, sinh viên có thể nhận dạy kèm học sinh. Một số công việc làm thêm để vừa có thêm kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp vừa có thêm thu nhập như tiếp tân, phụ bàn, thu ngân, trợ giảng, tổ chức sự kiện... Những sinh viên có thế mạnh về công nghệ thông tin có thể nhận công việc như thiết kế hình ảnh/video, viết bài SEO marketing…

Theo ThS Nguyễn Vinh San, lừa đảo qua mạng là một vấn đề đáng được quan tâm khi ngày càng nhiều người trưởng thành, thậm chí có hiểu biết xã hội vẫn bị lừa. Các trường đại học có thể mời cơ quan công an tham gia trong tuần sinh hoạt công dân để chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn hơn cho người học.

“Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng luôn cảnh báo, hướng dẫn tân sinh viên từ những ngày đầu nhập học. Tạo các diễn đàn trao đổi cho tân sinh viên để có thêm thông tin, đề kháng với biểu hiện tiêu cực bên ngoài xã hội. Đây cũng là nội dung luôn có trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa của trường và trong chương trình gặp mặt tân sinh viên của các khoa”, ThS San thông tin.

Tương tự, TS Bùi Trung Hiệp cho rằng, từ một số câu chuyện có thật được đại diện cơ quan công an trao đổi với tân sinh viên trong tuần lễ sinh hoạt công dân đầu khóa sẽ giúp các em rút ra kinh nghiệm cho mình trước các tổ chức đa cấp bất hợp pháp, những cạm bẫy, chiêu trò lừa đảo núp dưới bóng trung tâm giới thiệu việc làm… Đặc biệt, sinh viên cần tỉnh táo với lời mời làm cộng tác viên online, mua hàng ảo chuyển tiền thật…

Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ, các chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi. Không ít em nhận được lời mời tham gia các dự án dưới danh nghĩa tổ chức, đội nhóm, thậm chí phòng ban của trường đại học.

Các trường đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đều khuyến cáo, khi nhận được lời mời tham gia dự án cần tra cứu thông tin nguồn chính thống như sự xác nhận từ lãnh đạo hoặc đại diện phòng ban, từ tổ chức Đoàn, hội. Tra cứu thông tin là việc tân sinh viên nên làm và phải cẩn trọng trước yêu cầu chuyển tiền để nhận việc hay gia nhập hội nhóm kinh doanh.

Chia sẻ với sinh viên Trường Đại học Đông Á về tâm lý và tình yêu nơi giảng đường, TS tâm lý Đào Lê Hòa An - Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học tâm lý và hướng nghiệp 4.0 Jobway đặt câu hỏi: “Bạn muốn gì khi bắt đầu mối quan hệ này: Được quan tâm, che chở; thể hiện; thử cảm giác gần gũi; có người đồng hành... Nhiều bạn chinh phục đối phương chỉ vì lời thách thức của bạn bè, vậy bạn có thực sự yêu đối phương hay chưa? Hãy tự trả lời những câu hỏi đó.

Phải hiểu mình trước khi hiểu người. Yêu như thế nào cho đúng, nếu không trang bị kiến thức để tự bảo vệ mình sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc về sau, nói thẳng ra là việc quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn. Đừng vì một phút bốc đồng mà hủy hoại tương lai của chính mình. Cảm xúc không có lỗi, tình yêu cũng không có lỗi. Chỉ là chúng ta nên đặt hai vế lên bàn cân cân nhắc - học hành, tương lai và chuyện yêu đương hiện tại”.

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập634
  • Hôm nay44,017
  • Tháng hiện tại322,147
  • Tổng lượt truy cập51,678,106
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944