Hệ thống TEMIS: Giải phóng áp lực cho nhà giáo

Thứ hai - 18/10/2021 21:58 641 0
GD&TĐ - Với nhiều tính năng tiện ích, thân thiện và khoa học, Hệ thống TEMIS nhanh chóng chiếm được cảm tình của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên.
Hệ thống TEMIS: Giải phóng áp lực cho nhà giáo

Thuận lợi và khoa học

Bày tỏ hài lòng với Hệ thống TEMIS, cô Triệu Thị Thuý Loan – giáo viên Trường THPT Kim Xuyên (Sơn Dương, Tuyên Quang) - nhận xét, hệ thống rất thuận lợi, phù hợp với thực tiễn dạy học và bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên. Thông qua các chỉ số, giáo viên có thể đánh giá được từng mục tiêu cụ thể để biết được mình đang ở ngưỡng nào.

“VD: về công tác chuyên môn, thông qua Hệ thống TEMIS, giáo viên sẽ biết mình đã đạt được những gì và có còn thiếu những gì; từ đó phát huy những thành tích và khắc phục những hạn chế, tiếp tục phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra” – cô Loan dẫn giải, đồng thời khẳng định: Hệ thống TEMIS rất thân thiện, dễ làm và hiệu quả.

Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Sinh Hiệp – Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Hồng (Thanh Hà, Hải Dương) – quả quyết: Không chỉ đơn giản, dễ sử dụng, Hệ thống TEMIS còn bảo đảm tính công khai, minh bạch và liên thông.

Chẳng hạn, khi đăng nhập vào hệ thống, hiệu trưởng sẽ thống kê tổng hợp được toàn bộ phần tự đánh giá của giáo viên. Ngoài ra, có thể kiểm tra được phần đánh giá của tổ nhóm chuyên môn, hội đồng sư phạm.

Hay như phòng GD&ĐT sẽ đánh giá hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS; Sở GD&ĐT sẽ đánh giá hiệu trưởng các trường THPT thông qua tiêu chuẩn và minh chứng.

“Như vậy, thông tin luôn được hiển thị minh bạch cùng với các minh chứng, để mọi người cùng giám sát lẫn nhau và ngày càng hoàn thiện hơn” – thầy Hiệp chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:

Hệ thống này hướng đến phát triển nghề nghiệp, nhu cầu bồi dưỡng, sự đánh giá về chương trình bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí  cơ sở giáo dục phổ thông để phát triển nghề nghiệp thường xuyên cho đội ngũ.

Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Hồng phân tích, thông qua hệ thống, hiệu trưởng sẽ nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường; từ đó có những tư vấn, định hướng trong phát triển năng lực nghề nghiệp…

Chẳng hạn, có thể xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên ngay từ tổ nhóm chuyên môn theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn.

Rộng hơn là, chương trình bồi dưỡng cấp trường, cấp phòng GD&ĐT và cấp Sở GD&ĐT sẽ đáp ứng theo yêu cầu, nguyện vọng của đội ngũ nhà giáo, tránh tình trạng áp đặt và xa rời thực tiễn.

Theo thầy Hiệp, Hệ thống TEMIS rất đơn giản. Chỉ với một chiếc máy tính có kết nối internet là có thể truy cập, với đầy đủ các thống kê, báo cáo theo nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông phải tự cung cấp minh chứng cho mình trên hệ thống.

Do đó, ngay từ đầu năm học, các trường sẽ xây dựng hệ thống minh chứng ứng với từng tiêu chuẩn cụ thể và được công khai trong hội đồng sư phạm.

Như vậy, sẽ giúp giáo viên có ý thức tự xây dựng minh chứng cho mình, để cuối mỗi năm học sẽ đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp.

Nói cách khác, Hệ thống TEMIS góp phần hình thành năng lực và phát triển nghề nghiệp cho nhà giáo. Điều quan trọng là, các minh chứng sẽ không còn tính hình thức, mà đã đi vào thực chất, khách quan và minh bạch.

Hệ thống TEMIS: Giải phóng áp lực cho nhà giáo - Ảnh minh hoạ 2
Kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Hình ảnh được chích xuất từ Hệ thống TEMIS của một giáo viên 

Giảm tải cho nhà giáo

“giáo viên cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông cố gắng thực sự thì sẽ được ghi nhận kết quả. VD: các văn bằng, chứng chỉ khi tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông phải chụp ảnh lại và tải lên hệ thống.

Đó là minh chứng, còn nếu chỉ là những mô tả thì sẽ kém sức thuyết phục hơn”- thầy Hiệp trao đổi, đồng thời bày tỏ hài lòng với Hệ thống TEMIS.

Qua phản ánh của đội ngũ giáo viên trong trường và các đồng nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương, hầu hết các ý kiến đều nhận xét, hệ thống này có nhiều ưu việt, đã giải phóng nhiều áp lực cho nhà giáo, giúp họ có thêm thời gian để đầu tư vào công việc chuyên môn” – thầy Hiệp trao đổi.

Nhấn mạnh, hệ thống TEMIS rất đáng tin cậy, thầy Trần Văn Hùng - Phó Trưởng Phòng giáo dục Thường xuyên và Trung học (Sở GD&ĐT Đắk Lắk) bày tỏ, giáo viên cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá theo chuẩn trên hệ thống TEMIS rất thuận lợi.

Nói cách cách khác, Hệ thống này rất hữu ích cho Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và cá nhân nhà giáo. Qua đó, giúp cơ quan quản lý giáo dục có cái nhìn tổng quan về năng lực của đội ngũ của mình; từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng sát thực và hiệu quả.

Trao đổi về việc giáo viên tự đánh giá trên Hệ thống TEMIS, TS Lê Thị Kim Anh - chuyên gia tư vấn của Ban quản lý Chương trình ETEP (Bộ GD&ĐT) - cho rằng, tất cả các ngành đang thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong quản lý.

Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện những nỗ lực thực hiện tin học hóa công tác quản lý giáo viên cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông; đồng thời triển khai Thông tư 14 và Thông tư 20, hướng dẫn tự đánh giá trên cơ sở minh chứng công khai.

Việc này giúp quản lý hồ sơ đầy đủ hằng năm, đảm bảo minh bạch, cập nhật dễ dàng, tránh việc phải lưu giữ hồ sơ in, gây lãng phí và mất nhiều công sức.

Các cấp quản lý thông qua hệ thống công nghệ thông tin kiểm tra, giám sát dễ dàng, đặc biệt hiệu quả trong tình hình dịch bệnh Covid -19 kéo dài ở nhiều địa phương.

TS Lê Thị Kim Anh cho hay: Năm 2020, đã có 57/63 Sở GD&ĐT hoàn thành công tác đánh giá theo Thông tư 14 và Thông tư 20, bao gồm tải minh chứng lên lên hệ thống công nghệ thông tin.

Năm 2021, 63/63 Sở GD&ĐT triển khai công tác đánh giá. Qua khảo sát cho thấy, công việc giảm tải, thuận lợi hơn rất nhiều đối với giáo viên, vì giáo viên chỉ bổ sung các minh chứng mới để cập nhật hồ sơ. Khảo sát trên diện rộng cho thấy, giáo viên phản ánh có một số khó khăn trong năm đầu, sang năm thứ hai đã rất thuận.

TEMIS là Hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (GV CBQL CSGDPT) thông qua thu thập thông tin và chiết xuất báo cáo về thực trạng bồi dưỡng thường xuyên và đánh giá theo chuẩn trong cả hệ thống giáo dục. Hệ thống này hướng tới một số nội dung cơ bản như: Xu hướng phát triển nghề nghiệp, nhu cầu bồi dưỡng, sự đánh giá về chương trình bồi dưỡng thường xuyên của đội ngũ GV, CBQL CSGDPT.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập801
  • Hôm nay30,580
  • Tháng hiện tại308,710
  • Tổng lượt truy cập51,664,669
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944