Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, giảng viên

Thứ ba - 19/10/2021 02:11 226 0
GD&TĐ - Ngày 19/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm “Xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học” dưới hình thức trực tuyến tại 40 điểm cầu các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước.
Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, giảng viên

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh chủ trì buổi tọa đàm tại điểm cầu Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (Hà Nội). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện lãnh đạo các đại học, trường đại học, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết: Hiện nay, vấn đề thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang được coi là một trong những nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế và góp phần giúp Việt Nam sớm trở thành một quốc gia khởi nghiệp có tầm ảnh hưởng trên thế giới.

Để trở thành một quốc gia khởi nghiệp, việc cần làm đầu tiên là xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện hơn, ở đó các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được ươm tạo, hỗ trợ và nhanh chóng có được những mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững. 

Trong các các báo cáo nghiên cứu về việc xây dựng và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đều chỉ rất rõ vai trò quan trọng của trường đại học, bởi vì trường đại học đóng vai trò hết sức quan trọng trong các giai đoạn chính của khởi nghiệp với các nhiệm vụ cụ thể.

Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, giảng viên - Ảnh minh hoạ 2
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại tọa đàm

Trước hết, trường đại học phải là nơi cung cấp thông tin, tạo môi trường, tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh, sinh viên, hình thành văn hóa khởi nghiệp trong học sinh sinh viên (HSSV) và là nơi nuôi dưỡng, hỗ trợ phát triển tài năng, năng khiếu của HSSV.

Trường đại học là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản, xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, cung cấp các kiến thức cần thiết để hế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực nhất. Đó cũng là cách để học sinh, sinh viên có thể tạo lập sự nghiệp của mình, dù là đi làm thuê hay khởi tạo doanh nghiệp riêng.    

Ngoài ra trường đại học chính là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các sinh viên sau khi tốt nghiệp có tinh thần doanh nhân và kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ là nguồn tài nguyên lớn giúp các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng trưởng một cách bền vững.

Trong thời gian qua, bằng sự nỗ lực quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ tham mưu tại các nhà trường, về cơ bản đã có một số mô hình hỗ trợ khởi nghiệp rất thành công tại các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà trường vẫn chưa định hình được các hướng đi sao cho hiệu quả.

Để hỗ trợ các nhà trường từng bước hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học, tọa đàm “Xây dựng các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học” được tổ chức với mục đích hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học từng bước hình thành các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, giảng viên.

Nâng cao năng lực hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, giảng viên - Ảnh minh hoạ 3
Đại biểu phát biểu tại tọa đàm

Đồng thời tăng cường khả năng phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường nhằm phát huy tối đa các nguồn lực hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; đẩy mạnh việc chuyển giao các đề tài, dự án nghiên cứu sinh viên, giảng viên thành các mô hình, dự án khởi nghiệp có giá trị cao cho doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội; từng bước nâng cao khả năng vốn hóa nguồn tri thức của các cơ sở giáo dục đại học.

Tại tọa đàm, sau khi nghe các báo cáo chia sẻ kinh nghiệm của một số đơn vị, các đại biểu trao đổi, chia sẻ thêm những nội dung, nhiệm vụ hỗ trợ HSVV khởi nghiệp các nhà trường đã và đang triển khai trong thời gian qua, những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại hạn chế về mặt chính sách cần tháo gỡ.

Trên cơ sở các trao đổi, thảo luận tại Tọa đàm sẽ từng bước định hình được những nội dung cốt lõi, yếu tố cơ bản ban đầu để có được những mô hình khởi nghiệp hiệu quả để các đơn vị chưa có nhiều kết quả sẽ từng bước triển khai và các nhà trường đã làm có thể nhìn nhận và điều chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế để mô hình của trường ngày càng hoàn thiện hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập815
  • Hôm nay52,686
  • Tháng hiện tại330,816
  • Tổng lượt truy cập51,686,775
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944