Hoạt động trải nghiệm: chỉ đánh giá, không chấm điểm

Chủ nhật - 24/03/2019 01:23 22.057 0

Hoạt động trải nghiệm: chỉ đánh giá, không chấm điểm

GD&TĐ - PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa – chủ biên chương trình Hoạt động trải nghiệm - cho biết: Mọi nhà trường, học sinh đều phải bắt buộc thực hiện và có đánh giá. Hoạt động trải nghiệm chỉ đánh giá chứ không chấm điểm. Mức độ đánh giá này được ghi vào học bạ.

Quan trọng nhất là tự đánh giá

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp THCS và cấp THPT) là hoạt động giáo dục trong nhà trường, có vị trí quan trọng tương đương như hoạt động dạy học các môn học.

Trong dạy học các môn học, thường có nhiều các phương pháp dạy học khác nhau, trải nghiệm là một trong những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếp cận thực tiễn. Cho nên trải nghiệm trong môn học sẽ thực hiện mục tiêu của môn học. Còn Hoạt động trải nghiệm thực hiện các mục tiêu giáo dục học sinh của hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Để hoạt động giáo dục có thể mang lại hiệu quả thì việc đánh giá luôn luôn là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, việc đánh giá này được thực hiện trong cả một quá trình để thấy được sự tiến bộ trong sự rèn luyện của học sinh.

Tự đánh giá được coi là hình thức quan trọng nhất trong đánh giá đối với hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó, đánh giá từ phía giáo viên là kết quả của việc thảo luận giữa các giáo viên cùng làm việc trên cùng đối tượng học sinh.

“Trong chương trình mới, Hoạt động trải nghiệm là hoạt động bắt buộc và mỗi học sinh đều được đánh giá về kết quả hoạt động này giống như môn học. Điều này cũng làm cho phụ huynh, học sinh thay đổi thái độ với hoạt động này” - PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa cho hay.

Hoạt động trải nghiệm: chỉ đánh giá, không chấm điểm - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Hướng nghiệp là một nội dung quan trọng

"Hoạt động trải nghiệm không phải là một môn học mà là hoạt động giáo dục nên tất cả các giáo viên đã qua đào tạo sư phạm đều được đào tạo về chuyên môn và về tổ chức hoạt động giáo dục học sinh. Chính vì vậy, khi triển khai chương trình mới, tất cả các giáo viên trong nhà trường đều có khả năng thực hiện hoạt động này. Thông thường, giáo viên chủ nhiệm là người phù hợp nhất để thực hiện hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, để tổ chức được tốt và đáp ứng yêu cầu, đội ngũ này cũng sẽ được bồi dưỡng để có thể đáp ứng được mục tiêu của chương trình" - PGS Đinh Thị Kim Thoa

Chương trình giáo dục phổ thông mới lần này chia là 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp.

Cho biết điều này, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa nhấn mạnh: Định hướng nghề nghiệp sẽ được thực hiện trong tất cả các môn học và trong cả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Riêng trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, chương trình sẽ giúp học sinh tìm hiểu các nghề nghiệp từ truyền thống, địa phương, hiện đại...; tìm hiểu phẩm chất, năng lực cần có của người lao động. Chương trình còn giúp học sinh khám phá những phẩm chất, năng lực sở trường; những hứng thú nghề nghiệp và có những định hướng để giúp học sinh rèn luyện những phẩm chất, năng lực tương ứng với nghề nghiệp mà các em mong muốn.

Để thực hiện điều này, chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng gợi ý một số hình thức tổ chức như: trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp trong các làng nghề, trong các cơ quan, tổ chức; tự rèn luyện bằng cách xây dựng kế hoạch, lập kế hoạch phát triển bản thân... và rất nhiều các hoạt động khác để phát triển sự tự tin, năng động, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm...

“Định hướng nghề nghiệp trong chương trình Hoạt động trải nghiệm được thực hiện từ tiểu học chứ không phải đến tận giai đoạn định hướng nghề nghiệp mới thực hiện” - PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa cho biết thêm.

Hoạt động trải nghiệm: chỉ đánh giá, không chấm điểm - Ảnh minh hoạ 3
PGS Đinh Thị Kim Thoa 

Mấu chốt là con người

Trả lời câu hỏi: Nhà trường cần có những điều kiện gì để có thể tiến hành hoạt động trải nghiệm hiệu quả, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa cho rằng: Điều kiện quan trọng nhất vẫn là con người, đó là đội ngũ thực hiện chương trình mà đứng đầu là đội ngũ lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo nhà trường năng nổ, nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện và sáng tạo. Giáo viên cần đam mê, tích cực trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.

Sau đó là mạng lưới kết nối giữa nhà trường với cộng đồng. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động trong trường học kết nối với cộng đồng nhiều nhất.

Ví dụ ở hoạt động hướng nghiệp, để thực hiện tốt rất cần sự chung tay, góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn, tiếp nhận học sinh để tạo môi trường trải nghiệm nghề nghiệp cho học sinh… Trường nào tạo được kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau thì sẽ có điều kiện tổ chức các hoạt động tốt hơn.

Một điều kiện nữa là trường có số lượng học sinh trên lớp đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT thì việc tổ chức hoạt động sẽ thuận lợi hơn.

Về phía Bộ GD&ĐT chỉ quy định khung chương trình với các yêu cầu cần đạt và yêu cầu về đánh giá. Các nhà trường, tổ chức, đoàn thể hoàn toàn được lựa chọn nội dung, phương thức, địa điểm để tổ chức các hoạt động, miễn là đáp ứng các yêu cầu của chương trình đặt ra. Các chương trình trường lựa chọn nên có sự thẩm định của những người có chuyên môn để chắc chắn rằng, nội dung, phương pháp tổ chức đạt được yêu cầu đề ra.

Cũng theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa, tính chất trải nghiệm không có nghĩa là phải nằm ngoài 4 bức tường. Trong không gian của 1 lớp học, chúng ta phải tổ chức hoạt động theo đúng tinh thần trải nghiệm và hình thức này còn rất hiệu quả đối với việc hình thành các kĩ năng cho từng cá nhân. Con đường rèn luyện này sẽ nhanh hơn.

Việc đưa trẻ khỏi môi trường của nhà trường khi đó chỉ là mở rộng hơn không gian để đứa trẻ trải nghiệm và thử thách, nhưng trên nền tảng là các học sinh đã được chuẩn bị những kĩ năng từ trong lớp học. Đây là hình thức mang tính khả thi nhất trong điều kiện của chúng ta hiện nay.

"Đổi mới giáo dục phổ thông lần này cũng đặt trọng điểm vào việc đổi mới các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Điều đó thể hiện ở việc lần đầu tiên chúng ta có chương trình riêng cho hoạt động giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12. Chương trình được thiết kế chi tiết, cụ thể, đưa ra các yêu cầu cần đạt và gợi ý các nội dung cần thực hiện cho từng lớp. Về thời lượng, hoạt động trải nghiệm có 3 tiết/tuần. Những hoạt động này sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu học tập của từng học sinh mà còn hỗ trợ cho học sinh tích cực hơn trong các môn học" - PGS Đinh Thị Kim Thoa

Tác giả bài viết: Hải Bình (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay23,130
  • Tháng hiện tại301,260
  • Tổng lượt truy cập51,657,219
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944