Học phí đại học tăng song hành chính sách hỗ trợ sinh viên

Thứ năm - 11/06/2020 20:32 404 0
GD&TĐ - Gia tăng chất lượng dịch vụ phục vụ sinh viên, xây dựng hoạt động nhà trường theo cơ chế tự chủ tài chính là nguyên nhân khiến học phí nhiều trường đại học tăng mạnh trong năm học 2020-2021.
Học phí đại học tăng song hành chính sách hỗ trợ sinh viên

Tăng học phí để đảm bảo cân đối thu đủ bù chi

Nhìn vào mức học phí mà một số trường vừa công bố trong đề án tuyển sinh có thể thấy, mức học phí những trường tăng mạnh trong năm học 2020-2021 là do có sự thay đổi trong bài toán cân đối chi phí đào tạo của các trường.

Vì là tự chủ nên các trường được tự hạch toán, đưa ra mức học phí theo đúng lộ trình, tính đủ chi phí đào tạo. Theo đại diện một số trường cho biết: khi xây dựng cơ chế tự chủ thì buộc phải gia tăng học phí nhằm đảm bảo lấy thu bù chi và tích lũy để hỗ trợ ngược lại cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Năm học 2020-2021, mức học phí gia tăng mạnh nhất có thể kể đến là trường ĐH Y dược TP.HCM khi có mức tăng học phí từ 13 triệu đồng/năm lên đến 30-70 triệu đồng/năm tùy ngành và chương trình đào tạo. Kế đến là Khoa Y- ĐHQG TP.HCM khi mức tăng học phí từ 50-80 triệu đồng/năm (2019) lên 55-88 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Luật TP.HCM năm nay mức học phí cũng tăng nhẹ khi tăng từ 17,5-43,7 triệu đồng/năm lên thành 18-49,5 triệu đồng/năm. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM năm học 2020-2021 học phí cũng tăng nhẹ với mức tăng từ 16,5-30 triệu đồng/năm lên thành 17,5-32 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Y dược Cần Thơ học phí cũng tăng khoảng 5 triệu đồng khi mức tăng từ 19,2 triệu đồng/năm lên thành 24,6 triệu đồng/năm. Trường ĐH CNTT-ĐHQG TP.HCM cũng tăng từ 18-35 triệu đồng/năm lên thành 20-40 triệu đồng/năm.

Học phí tăng mạnh của nhiều trường khiến sinh viên và phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, theo các chính sách học bổng, hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên chế độ chính sách - mà các trường công bố trong đề án tuyển sinh của mình thì không nên qua lo ngại bởi các chính sách hỗ trợ đi kèm là rất lớn. Nhiều trường công bố quỹ học bổng trong năm 2020-2021 của trường lên tới hàng chục tỉ đồng.

Học phí đại học tăng song hành chính sách hỗ trợ sinh viên - Ảnh minh hoạ 2
Trung tâm quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM nhận học bổng tài trợ từ một Doanh nghiệp

Nhiều chính sách hỗ trợ song hành với chính sách học phí mới

Trong năm học 2020-2021, trường Đại học Y dược TP.HCM sẽ dành 800 suất học bổng tổng trị giá hơn 15,4 tỉ đồng và thống kê sơ bộ, có khoảng 37% sinh viên trúng tuyển vào trường năm 2020 được nhận học bổng.

Chia sẻ với băn khoăn, lo lắng của phụ huynh về mức học phí mới, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi- Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Y dược TP. HCM khẳng định: Khi xây dựng cơ chế tự chủ, Nhà trường đã tính toán kỹ.

“Do đó tôi có thể khẳng định; không bao giờ để một em sinh viên nghèo học giỏi vì mức học phí cao mà không thể học tại trường. Bởi song hành với các chính sách học bổng, Nhà trường còn nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên khó khăn học giỏi” – PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi nói.

Tương tự, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng có hàng loạt các chính sách hỗ trợ, tiếp sức cho học sinh khi nhập học vào trường. Ngoài quỹ học bổng 32 tỉ đồng mỗi năm, Nhà trường còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên như: Cấp học bổng khuyến tài cho thí sinh có tổng điểm thi THPT 2020 3 môn trên 26 điểm (mỗi điểm hỗ trợ 1 triệu đồng). Cấp 50% học bổng học kỳ I cho thí sinh thuộc trường chuyên, năng khiếu và học sinh trường liên kết có thư giới thiệu của hiệu trưởng. Giảm 20% học phí cho gia đình có con thứ 2 đang theo học tại trường.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho biết: Từ nhiều năm nay, các chính sách học bổng và hỗ trợ học viên nghèo học giỏi luôn được trường đặc biệt quan tâm. Quan điểm của Nhà trường là luôn đồng hành và hỗ trợ cho mọi sinh viên trong khả năng có thể. Do đó, việc tăng nhẹ mức học phí năm học 2020-2021 là để phù hợp với bối cảnh mới và tình hình đào tạo hướng đến chất lượng cao của nhà trường.

“Học phí tăng nhưng song hành với nó là quỹ học bổng của Nhà trường cũng tăng mạnh, nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên được xây dựng (Nhà trường có phiên chợ 0 đồng, cơm miễn phí) để đảm bảo mọi sinh viên sẽ không bị “rớt lại” khi có ý chí học tập và khát vọng vươn lên” – PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết. 

Trường ĐH Luật TP.HCM cũng thành lập Quỹ hỗ trợ sinh viên từ nguồn ngân sách là tiền lãi của các khoản thu học phí và các khoản thu sự nghiệp được gửi tại ngân hàng thương mại. Quỹ học bổng này được tập trung hỗ trợ cho sinh viên về đời sống vật chất và tinh thần. 

Quỹ sẽ thực hiện "tiếp sức" sinh viên bằng cách trao học bổng Tiếp sức đến trường, Thắp sáng ước mơ và hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất. Hằng năm, hơn 200 sinh viên được nhận các loại học bổng của Quỹ. Cũng từ nguồn quỹ này, Nhà trường thực hiện linh động chính sách tín dụng cho sinh viên. Bên cạnh đó, hằng năm Nhà trường chi bù cấp học phí miễn giảm cho sinh viên theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, với số tiền gần 2 tỉ đồng.

Trường ĐH Luật TP.HCM cũng dành 8% học phí chính quy để trao học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên, mỗi năm hơn 8 tỉ đồng trao học bổng cho các sinh viên có kết học tập và rèn luyện tốt với các mức học bổng như: học bổng loại Khá = 50% học phí; học bổng loại Giỏi = 100% học phí; học bổng loại Xuất sắc = 150% học phí.

Thực tế, hiện tất cả các trường đều có chính sách học bổng, chính sách hỗ trợ cho sinh viên rất lớn. Đặc biệt là với các trường đại học theo cơ chế tự chủ khi họ có nguồn thu lớn. 

Thạc sĩ Nguyễn Thành An- Phó giám đốc Trung tâm quan hệ doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM cho rằng: Việc xây dựng các chính sách kinh tế hỗ trợ song hành với mức thu học phí mới không chỉ giúp nhà trường có đầu vào sinh viên tốt, mà còn gián tiếp mang đến nhiều cơ hội và điều kiện tốt hơn cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng học giỏi.

"Rõ ràng với qũy học bổng hàng chục tỉ đồng mà các trường đang có. Những sinh viên có nghị lực, năng lực thực sự dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn thì cũng không quá lo lắng vì các em sẽ được đảm bảo việc học tập từ chính sự bảo trợ của quỹ học bổng, cũng như năng lực bản thân mình. Cơ chế tự chủ về góc độ nào đó nó đang tạo ra sự công bằng cho mọi sinh viên" - Thạc sĩ An phân tích. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập662
  • Hôm nay43,052
  • Tháng hiện tại321,182
  • Tổng lượt truy cập51,677,141
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944