Hội nghị đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng chương trình đào tạo nhân lực trình độ quốc tế.
Hội nghị nhằm giúp UBND TP.HCM triển khai thực hiện một số nội dung về việc nâng cao chất lượng GDĐH trên địa bàn TP.HCM, cũng như cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khối ngành sức khỏe giai đoạn 2020 – 2035.
Tham dự phiên họp, đại diện Hội đồng Hiệu trưởng Khối ngành Sức khỏe khu vực TP.HCM: PGS.TS.BS. Ngô Minh Xuân- Hiệu trưởng ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch hội đồng. Về phía Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng- Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng; GS.TS. Nguyễn Văn Thanh- Phó hiệu trưởng, Trưởng khoa Dược cùng sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị thành viên của Hội đồng hiệu trưởng khối ngành Sức khỏe các Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Quốc tế Hồng Bàng…
Tại phiên họp các bên cùng tập trung trao đổi các vấn các vấn đề chính như: Giải quyết những khó khăn, vướng mắc, cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các Trường, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động chăm sóc sức khỏe cho người dân Thành phố và cả nước.
Thông qua đó, trên cơ sở 8 ngành trọng điểm gồm Công nghệ thông tin – Truyền thông, Cơ khí – Tự động hóa, Trí tuệ nhân tạo, Quản trị doanh nghiệp, Tài chính ngân hàng, Y tế, Du lịch, Quản lý đô thị các trường thành viên cần góp ý, hoàn thiện và triển khai xây dựng chương trình đạt chuẩn quốc tế góp phần nâng cao chất lượng và năng suất lao động, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và tăng cường năng lực cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực.
Ngoài ra, việc xây dựng đề án “Đại học chia sẻ” cần xem xét việc tạo lập hệ thống chung về cơ sở dữ liệu, điều kiện đảm bảo chất lượng… giữa các trường đại học trong và ngoài nước, giữa các khoa trong trường, giữa các trường với doanh nghiệp….trong toàn hệ thống giáo dục tại TP.HCM.
Theo PGS.TS.BS. Ngô Minh Xuân- Hiệu trưởng ĐH Y Phạm Ngọc Thạch; để xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, cần phải đạt được các tiêu chuẩn trong hệ thống kiểm định quốc tế cũng như chương trình đào cần phải cập nhật và định hướng phát triển nguồn nhân lực hội nhập quốc tế, làm thế nào nguồn lực đào tạo phải được chuẩn hóa có khả năng hành nghề ở lĩnh vực y tế sức khỏe không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Tại hội thảo, góp ý về các vấn đề chính sách, học phí nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cho khối ngành sức khỏe tronng tương lai, PGS.TS Trần Diệp Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM cho rằng; học phí khối trường ý dược phải đảm bảo được chi phí đào tạo. Nếu thiếu hụt sẽ rất khó có chất lượng.
“Chất lượng đào tạo và trải nghiệm của sinh viên khi học ở trường là cốt lõi để trường khối ngành sức khỏe xây dựng học phí trong bối cảnh tự chủ toàn diện. Mức học phí mà ĐH Y dược TP.HCM vừa công bố là do thời gian qua trường đầu tư rất nhiều cho sơ sở vật chất, đội ngũ và chương trình đào tạo. Sinh viên được nhiều trải nghiệm như lớp học nhóm nhỏ, trung tâm mô phỏng (trung tâm mô phỏng số 1 Việt Nam), chương trình đào tạo phối hợp với Trường Y Havard xây dựng. Đội ngũ giảng viên khá hùng hậu.
Nếu đối đãi không tốt thì khó giữ chân được họ. Vấn đề cốt lõi là nếu học phí thấp khiến các trường khó thực hiện việc này và đó là bước lùi đối với đào tạo y khoa của Việt Nam”- PGS.TS Trần Diệp Tuần nói.