Tại đây, học sinh của trường được hòa mình vào không gian âm nhạc dân tộc với những bản cải lương quen thuộc; những bài hát mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
Học sinh được lắng nghe những chia sẻ của nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải, nguyên Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc, Nhạc viện TP.HCM |
Học sinh cũng được tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc, đố vui về tìm hiểu nghệ thuật cải lương. Đồng thời chính các em và giáo viên là người tham gia biểu diễn các tiết mục trong ngày hội.
Học sinh tham gia biểu diễn tại ngày hội |
Bên cạnh đó, học sinh còn được tìm hiểu kiến thức về văn hóa Nam Bộ, kiến thức văn học, địa lý qua phần thi vô cùng hấp dẫn Rung Chuông Vàng với rất nhiều câu hỏi như:Nguồn gốc của khu công viên giải trí Đầm Sen; Lễ vật không thể thiếu trong đám cưới của người Khơ me; Địa danh Sài Gòn xuất hiện từ thế kỷ nào; Bánh Pía là đặc sản của tỉnh nào; Vùng đất được mệnh danh là “vương quốc hồ tiêu”…
Học sinh thích thú với phần thi Rung chuông Vàng |
Ngoài ra, các em phải vượt qua thử thách nhỏ là đọc một bài ca dao, đoạn thơ, hát một đoạn dân ca, cải lương, ca cổ… để tích điểm vào phiếu trải nghiệm của mình.
Thử thách nhỏ: Hát một vài câu dân ca Nam Bộ, cải lương, vọng cổ... |
Rất đông cánh tay xung phong trả lời câu hỏi về kiến thức văn học, văn hóa Nam Bộ |
Học sinh tỏ ra rất hào hứng khi tham gia trải nghiệm ở các gian ẩm thực khi tự tay chuẩn bị nguyên liệu và làm các món ăn đặc trưng như bánh xèo, bánh khọt, gỏi đu đủ tôm thịt, sương sâm… ; hay cùng nhau chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như bắt cá, ném vòng cổ vịt...
Em Minh Phương lớp 12A2 cho biết, tham gia ngày hội, em và các bạn thấy rất vui, bổ ích, lại còn được điểm cộng cho bộ môn. Từ những hoạt động, các em biết nhiều hơn âm nhạc truyền thống, hiểu hơn về văn hóa đặc trưng của Nam Bộ để từ đó thêm trân trọng, cùng nhau giữ gìn.
Cùng nhau chơi trò ném vòng cổ vịt |
Thú vị với trò chơi bắt cá |
Ở mỗi trạm các em tham gia, ban tổ chức của ngày hội sẽ đóng dấu mộc vào phiếu tham gia ngày hội. Các em tham gia đầy đủ, nhiệt tình các hoạt động sẽ được cộng tối đa mỗi môn (Văn- Hóa- Địa) 3 điểm vào cột hệ số 1.
Thầy cô trổ tài làm các loại bánh |
Dạy học sinh cùng làm bánh |
Theo lãnh đạo nhà trường, thông qua ngày hội, các thầy cô mong muốn học sinh có những cảm nhận sâu sắc về giá trị của âm nhạc truyền thống dân tộc trong đời sống, mà đặc biệt là vẻ đẹp của nghệ thuật cải lương.
Qua những hoạt động trải nghiêm, học sinh sẽ hiểu hơn về nét văn hóa truyền thống miền đất phương Nam, nơi các em sinh ra, lớn lên, từ đó khơi gợi cho các em thêm yêu mảnh đất này, để có ý thức giữ gìn và phát triển.
Trả lời câu hỏi đúng, các em được một dấu mộc vào phiếu trải nghiệm |
Ngoài ra, tham gia trải nghiệm ngày hội, các em được thể hiện sở trường của mình như ca hát, vào bếp... cũng như gắn kết hơn với bạn bè, giáo viên.