Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập: Băn khoăn và giải pháp

Thứ sáu - 15/11/2019 02:06 436 0

Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập: Băn khoăn và giải pháp

GD&TĐ - Sáng nay (15/11), tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) diễn ra hội thảo “Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập". Hội thảo do Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam và Trường ĐH Tôn Đức Thắng phối hợp tổ chức.

Điều hành hội thảo có GS.TS Trình Quang Phú (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông), TS Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ), GS Trần Hồng Quân (Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam), GS Lê Vinh Danh (Hiệu trưởng TDTU).

Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập: Băn khoăn và giải pháp - Ảnh minh hoạ 2
 GS.TS Trình Quang Phú (Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông) phát biểu khac mạc hội thảo

Trình bày tham luận tại hội thảo có GS Trình Quang Phú, TS Vũ Ngọc Hoàng, GS Lâm Quang Thiệp (Nguyên Vụ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo), TS Trần Đức Cảnh (Chuyên gia giáo dục Hoa Kỳ), PGSTS. Phan Thị Bích Nguyệt (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM), GS Lê Vinh Danh, TS Lê Viết Khuyến (Trưởng ban Hiệp hội các Trường ĐH, CĐ Việt Nam), GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách Khoa TPHCM)…

Theo quan điểm của GS Trần Hồng Quân, tự chủ là thuộc tính của trường ĐH. Ở nước ta, tự chủ hóa ĐH là thực hiện một bước dân chủ hóa. Tự chủ hóa ĐH cũng là một cách xã hội hóa.

Tự chủ ĐH sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các trường công lập, tạo sinh khí mới cho nền ĐH nước ta. Tự chủ hóa ĐH có thể coi là một chủ trương có tính chất sửa chữa khuyết tật hệ thống của xã hội được thực hiện trong một phạm vi nhỏ, phạm vi các trường ĐH.

Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập: Băn khoăn và giải pháp - Ảnh minh hoạ 3TS Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư) phát biểu tại hội thảo

Còn TS Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo TƯ) cho rằng để giải quyết đúng vấn đề tự chủ đại học phải bắt đầu từ tư duy. Tư duy về tự chủ là tư duy phát triển. Tự chủ và độc lập về tư duy mới có phản biện khoa học. Theo đó, tự chủ - bản thân nó đã mang ý nghĩa giáo dục và văn hóa, vì nó thúc đẩy phát triển tư duy và hình thành nhân cách.

Đồng thời, TS Vũ Ngọc Hoàng đưa ra những trở lực trong quá trình giải quyết vấn đề tự chủ? Đó là việc phân cấp quyền lực giữa cấp trên và cấp dưới. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề tự chủ thì cần phải có 4 điều kiện: (1) Cấp trên đủ độ chín về tư duy, văn hóa, nhân cách, biết chăm lo cho sự trưởng thành của con người hơn là có quyền lực của bản than mình; (2) Cấp dưới đủ phẩm chất và trách nhiệm, với động cơ trong sáng vì sự nghiệp vinh quang là phát triển con người, không có ý định lợi dụng việc phân cấp để tìm kiếm lợi ích cá nhân; (3) Xã hội đủ nhận thức để tác động bằng dư luận, phê phán và phản đối cách làm bảo thủ không chịu phân cấp, không cho tự chủ; (4) Có cơ chế kiểm soát quyền lực tại chỗ và minh bạch thông tin, trách nhiệm giải trình

Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập: Băn khoăn và giải pháp - Ảnh minh hoạ 4GS Lâm Quang Thiệp (nguyên Vụ trưởng Bộ GD&ĐT) phát biểu

Liên quan đến vấn đề hội nhập của GDĐH, GS Lâm Quang Thiệp (nguyên Vụ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng muốn hội nhập thành công, các cơ sở GDĐH cần có quyền tự chủ.

“Chỉ có thể triển khai hội nhập quốc tế có hiệu quả nếu nắm vững các nhu cầu và mục tiêu hội nhập cụ thể của bản thân cơ sở GDĐH, đồng thời hiểu biết đầy đủ khả năng của các đối tác trên thế giới. Rõ ràng, chỉ khi các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ cao trong việc xác định sứ mạng, chức năng và kế hoạch dài hạn của mình, trong việc chủ động tìm hiểu và kết nối với các đối tác ở nước ngoài thì họ mới đạt được đầy đủ các hiểu biết toàn diện trên đây để thực hiện hội nhập tốt…” - GS Lâm Quang Thiệp chia sẻ.

Tự chủ ĐH thời kỳ hội nhập: Băn khoăn và giải pháp - Ảnh minh hoạ 5GS Lê Vinh Danh (Hiệu trưởng TDTU) phát biểu tại hội thảo

GS Lê Vinh Danh (Hiệu trưởng TDTU) khẳng định TDTU có được vị trí như ngày hôm nay là nhờ tự chủ ĐH. Cụ thể là xây dựng thành công 7 vấn đề lớn: Lực lượng chuyên môn cao, chất lượng GD, KH-CN, quốc tế hóa, cơ sở vật chất, văn hóa - văn minh ĐH, quản lý ĐH…

Tuy nhiên, quá trình hoạt động theo mô hình tự chủ của TDTU là một hành trình gian khổ, vừa làm, vừa mày mò, vừa xin cơ chế… Nhưng nhờ sự kiên định của toàn tập thể, cùng những qui chế hoạt động minh bạch, rõ ràng… nhà trường đã vượt qua một gia đoạn dài như vậy.

Tác giả bài viết: Công Chương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập824
  • Hôm nay33,480
  • Tháng hiện tại311,610
  • Tổng lượt truy cập51,667,569
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944