Hướng nghiệp cho học sinh: Cách làm hay của tỉnh vùng khó

Thứ sáu - 21/05/2021 05:02 915 0
GD&TĐ - Linh hoạt và bài bản trong thực hiện phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh từ cấp THCS đến THPT, Yên Bái đã cho thấy cách làm hay, hiệu quả ở một tỉnh miền núi có địa hình địa lý phức tạp, hạn chế KT-XH...
Hướng nghiệp cho học sinh: Cách làm hay của tỉnh vùng khó

Trách nhiệm và thực tế

Ông Vương Văn Bằng – Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Trong những năm qua, Yên Bái chú trọng công tác giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh. Những chỉ tiêu về phân luồng học sinh được đưa vào chương trình hành động của tỉnh đã thể hiện sự quyết tâm hướng đến xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của địa phương. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp và phân luồng được tiến hành song song ở cả cấp THCS và THPT để tạo tính liên thông.

Học sinh tốt nghiệp các cấp học đã có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực học tập của mình. Trách nhiệm và thực tế là điểm ghi nhận được ở các nhà trường. Thầy cô giáo đã tư vấn để học sinh cần gì học nấy, phát triển học tập dựa trên năng lực bản thân và gắn với nghề nghiệp phù hợp theo địa bàn và điều kiện kinh tế - xã hội địa phương.

Thầy Nguyễn Đức Cường – Hiệu trưởng Trường THPT Lý Thường Kiệt, TP Yên Bái chia sẻ: Tư vấn hướng nghiệp là biện pháp tốt nhất để phân luồng học sinh sau tốt nghiệp. Làm tốt việc này không chỉ giúp học sinh và gia đình các em đỡ lãng phí tiền của, thời gian vì chọn lựa sai ngành nghề mà còn là giảm áp lực học và thi cho xã hội. Trong số học sinh tốt nghiệp THPT của trường hàng năm, tỷ lệ học nghề và vào đại học đăng ký đều sát với thực tế. Năm 2021, trường có 8 lớp 12/362 học sinh. Qua tư vấn nhiều em thấy được năng lực học tập để lựa chọn đúng lối ra cho mình.

Phương Oanh, học sinh lớp 12A7, Trường THPT Lý Thường Kiệt chia sẻ: Trường tổ chức khá nhiều các hoạt động hướng nghiệp. Các thầy cô lồng ghép trong các tiết học. Nhà trường phối hợp với một số trường đại học về nói chuyện, chia sẻ về các ngành nghề nên em đỡ bỡ ngỡ hơn trong việc lựa chọn. Đặc biệt, việc tư vấn của thầy cô không chỉ giúp học sinh lựa chọn trường đại học mà còn biết năng lực học tập để lựa chọn học nghề hay đại học, sao cho phù hợp với năng lực học tập và cơ hội phát triển nghề nghiệp sau này.

Hướng nghiệp cho học sinh: Cách làm hay của tỉnh vùng khó - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt, TP Yên Bái tự tin với chọn lựa nghề khi được tư vấn  

Kinh nghiệm hay

Huyện miền núi Trấn Yên có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có những đặc thù khó khăn về điều kiện địa hình, khí hậu, đặc trưng riêng về kinh tế - xã hội. Chính vì thế, ngành GD huyện xác định GD hướng nghiệp cần gắn với hoạt động kinh tế địa phương. Đến nay, toàn huyện có 25/25 trường THCS, 3/3 trường THPT có chương trình GD hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.

ÔngVũ Quốc Long – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên cho hay: Hoạt động tư vấn cần sớm và liên tục, đây là cách mà Trấn Yên thực hiện nhiều năm qua. Học sinh của huyện được định hướng sớm trong lựa chọn nghề nghiệp, gần hơn với nhu cầu lao động. Điều này cũng tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cách làm hay và hiệu quả của Trấn Yên là vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh gia đình cũng như điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GD hướng nghiệp, dạy chương trình GDTX cấp THPT kết hợp dạy trung cấp và phát triển đội ngũ GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường.

Nhà trường cũng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với GD hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông đã nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt là huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác GD hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh. Nói như ông Vũ Quốc Long, tư vấn hướng nghiệp giúp nhiều học sinh có định hướng nghề nghiệp tốt, xác định được hướng đi của bản thân, thay đổi cách nghĩ trong lớp trẻ, đại học không phải con đường duy nhất để vào đời.

Trấn Yên hiện có 25/25 trường học bậc THCS có GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ GDHN, 17/25 trường đưa nghề truyền thống của địa phương vào giảng dạy nghề phổ thông. Qua khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của HS lớp 9, lớp 12 sau tốt nghiệp THCS, THPT trên địa bàn, huyện thường xuyên đổi mới nội dung GD hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng tinh giản, thiết thực. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập717
  • Hôm nay39,910
  • Tháng hiện tại318,040
  • Tổng lượt truy cập51,673,999
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944