Huy động cán bộ, giảng viên ĐH tham gia thanh tra thi tốt nghiệp THPT: Tạo niềm tin trong xã hội

Thứ ba - 26/05/2020 02:32 266 0
GD&TĐ - “Tôi đánh giá cao công tác chuẩn bị và phương án lựa chọn nhân sự tham gia các đoàn thanh tra thi của Bộ GD&ĐT, trong đó có sự tham gia của cán bộ, giảng viên đến từ các cơ sở giáo dục ĐH”.
Huy động cán bộ, giảng viên ĐH tham gia thanh tra thi tốt nghiệp THPT: Tạo niềm tin trong xã hội

Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Quyên Thanh – Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long.

Bảo đảm chất lượng nhân lực

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết: Do mục tiêu của kỳ thi thay đổi, Chính phủ đã giao Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương, rất cần đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của cơ sở giáo dục ĐH và nhân sự đến từ các ngành, lĩnh vực khác như thanh tra, công an, y tế, thông tin và truyền thông. Việc này để các khâu của kỳ thi đều có người có chuyên môn sâu thanh tra, kiểm tra, kể cả lĩnh vực công nghệ cao và hoạt động đặc thù của một số bộ phận hỗ trợ thi như công an và y tế. 

Tuy nhiên, Điều 20 của Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT ngày 13/10/2016 quy định “lực lượng tham gia đoàn thanh tra các kỳ thi” không bao gồm các lực lượng vừa nêu. Do đó, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét bổ sung điều khoản trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 làm cơ sở để các lực lượng trên tham gia thanh tra thi.

“Về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấm thi trắc nghiệm, tôi cho rằng đây là nhiệm vụ, giải pháp đặc biệt quan trọng để ngăn chặn nguy cơ phát sinh các tiêu cực trong chấm thi, khẳng định niềm tin của xã hội về kết quả kỳ thi. Bên cạnh đó, các giải pháp về kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, giám sát công tác chấm thi cũng đã phát huy hiệu quả, nhất là khu vực chấm thi trắc nghiệm được bố trí camera giám sát 24/24 giờ nên bảo đảm khách quan, minh bạch, không xảy ra tiêu cực” – bà Nguyễn Thị Quyên Thanh trao đổi.

Đối với nội dung thanh tra công tác chuẩn bị thi, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng: Hoạt động thanh tra trước đây do đoàn thanh tra cấp sở thực hiện. Tuy nhiên, năm 2020, Bộ cần thành lập thêm đoàn thanh tra đột xuất tại một số địa phương (thanh tra công tác đánh giá xếp loại học sinh để chấn chỉnh tình trạng “làm đẹp học bạ”). Điều này đặc biệt cần thiết khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có chủ trương đối sánh điểm thi THPT với điểm trong học bạ. Đây cũng là giải pháp ngăn ngừa độ lệch điểm giữa điểm thi THPT và điểm học bạ, vì nếu độ chệnh lệch lớn sẽ khiến dư luận hoài nghi kết quả chống bệnh thành tích trong ngành Giáo dục.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cũng thống nhất cao việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thi phải được thực hiện nghiêm túc, bài bản, chặt chẽ, có các bài test cho nội dung tập huấn, có sổ tay nghiệp vụ thanh tra thi dùng cho thành viên tham gia đoàn thanh tra; chỉ những cán bộ, công chức, viên chức đạt yêu cầu qua các bài test mới tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra. Như thế mới bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Huy động cán bộ, giảng viên ĐH tham gia thanh tra thi tốt nghiệp THPT: Tạo niềm tin trong xã hội - Ảnh minh hoạ 2
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Việt Đức Hà Nội trong Kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh Hữu Cường

Bố trí hợp lý lực lượng ĐH tham gia công tác thanh tra thi

Theo dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT, năm nay kỳ thi được giao hoàn toàn về cho địa phương, không có sự tham gia của lực lượng cán bộ, giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH, kể cả trong khâu coi thi, chấm thi. Tuy nhiên, thông tin từ Bộ GD&ĐT, bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra của ba cấp Bộ, tỉnh, sở được thực hiện ở tất cả các khâu của kỳ thi, tại các hội đồng thi, điểm thi, phòng thi… của địa phương, cán bộ, giảng viên ĐH sẽ được Bộ GD&ĐT huy động để tham gia các đoàn thanh tra/kiểm tra của Bộ và tham gia cả các đoàn thanh tra, kiểm tra của địa phương. Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình (đoàn Phú Thọ) chia sẻ hoàn toàn nhất trí với chủ trương này và cho rằng: Đây là lực lượng quan trọng góp phần bảo đảm tính trung thực, khách quan của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay; bảo đảm các khâu của kỳ thi được giám sát chặt chẽ.

“Từng trực tiếp làm công tác coi thi, chấm thi THPT quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tôi nhận thấy rằng, tất cả các khâu của kỳ thi đều được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Người trong cuộc và dư luận đều đồng thuận với kỳ thi, chưa phát hiện có dấu hiệu tiêu cực trong những năm qua. Do đó, tôi và cử tri tin tưởng Phú Thọ sẽ tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay” – Đại biểu Đinh Thị Bình nhận định.

Liên quan đến vấn đề này, Đại biểu Đinh Thị Bình đồng thời trao đổi thêm hai vấn đề: Số lượng, chất lượng đội ngũ thanh tra huy động từ các cơ sở giáo dục ĐH cần tính toán hợp lý, bởi nếu số lượng huy động ít sẽ khó bảo đảm hiệu quả việc giám sát; nhưng nếu quá lớn sẽ khó khả thi bởi ngoài thực hiện nhiệm vụ theo trưng tập của Bộ GD&ĐT, các cán bộ, giảng viên ĐH còn nhiều công việc chuyên môn khác phải thực hiện. Thêm nữa, công tác thanh tra đòi hỏi các kiến thức, kĩ năng chuyên sâu; hơn nữa là trách nhiệm và phẩm chất… Để chọn được đội ngũ cán bộ, giảng viên có đủ cả yếu tố chuyên môn và phẩm chất nêu trên không phải dễ dàng.

Ngoài ra, việc bố trí đội ngũ này như thế nào cho hợp lý. Nếu cán bộ, giảng viên của trường ĐH đóng trên địa bàn một tỉnh mà tham gia công tác thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại chính địa bàn đó sẽ không bảo đảm khách quan. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần tính toán để bố trí đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác thanh tra chéo.

Huy động cán bộ, giảng viên ĐH tham gia thanh tra thi tốt nghiệp THPT: Tạo niềm tin trong xã hội - Ảnh minh hoạ 3
Thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ảnh minh họa

Tăng tính khách quan, trung thực

GS.TS Đào Trọng Thi – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT quyết định huy động giảng viên ĐH tham gia làm tranh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT là giải pháp hữu hiệu, tăng tính khách quan, trung thực của kỳ thi. Đồng thời nhân lên niềm tin của xã hội với kỳ thi. Mặt khác, nhiều cơ sở giáo dục ĐH vẫn sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ để tuyển sinh. Do đó, việc huy động đội ngũ giảng viên tham gia làm thanh tra sẽ giúp các trường ĐH yên tâm hơn về chất lượng của kỳ thi.

Theo GS.TS Đào Trọng Thi, chủ trương thanh tra, kiểm tra ba cấp (từ cấp Bộ, cấp tỉnh cho đến sở) của Bộ GD&ĐT ở các khâu của kỳ thi là cần thiết. Đây cũng là giải pháp để lực lượng thanh tra cùng giám sát lẫn nhau, giúp kỳ thi minh bạch, nghiêm cẩn hơn, hạn chế tối đa những phát sinh không mong muốn.

Ở khía cạnh khác, khi kỳ thi được giao cho địa phương chủ trì, mọi khâu tổ chức do địa phương chủ động, kể cả lực lượng thanh tra. Tuy nhiên, khi có thêm một lực lượng thanh tra cấp Bộ cùng vào cuộc, các khâu sẽ phải thực hiện nghiêm túc, chỉn chu hơn. Hiểu đơn giản, lực lượng thanh tra của Bộ giống như đoàn đánh giá ngoài. Có thể nói, sự kết hợp giữa Bộ - Tỉnh – Sở sẽ là kiềng “3 chân” trong công tác thanh, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cũng tán thành với việc chọn lọc cán bộ, giảng viên ĐH tham gia làm thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, để đội ngũ thanh tra phát huy hiệu quả, Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục ĐH cần đưa ra tiêu chí cụ thể để lựa chọn những cán bộ thanh tra đủ năng lực, có chuyên môn, nghiệp vụ; phẩm chất, đạo đức tốt, làm việc chuyên nghiệp và trách nhiệm. Tuyệt đối không làm theo hình thức, chạy theo số lượng dẫn đến hiệu quả không cao, thậm chí còn phản tác dụng.

“Thủ tướng đã chỉ đạo, địa phương chịu trách nhiệm về kỳ thi này. Do đó, họ sẽ huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và thành công” – TS Lê Viết Khuyến chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh: Mặc dù là đơn vị quản lý Nhà nước nhưng Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ sát cánh cùng địa phương. Bộ sẽ tổ chức thanh tra hoặc kiểm tra trước, trong và sau kỳ thi; trọng tâm là thời gian coi thi và chấm thi.

“Bộ GD&ĐT cần chú trọng khâu tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi, trong đó chú trọng đến kỹ năng, nghiệp vụ. Qua đó, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt, cần tránh trùng lặp giữa các đoàn thành tra khi tiến hành thanh tra thi trên cùng một địa phương” –TS Lê Viết Khuyến đặt vấn đề.

Năm nay, với sự tham gia của thanh tra 3 cấp, chỉ đạo thống nhất trong công tác thanh tra, cùng với sự tham gia của cán bộ, giảng viên ĐH vào các đoàn thanh tra, hoạt động thanh tra kỳ thi sẽ tiếp tục được triển khai chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, thiết thực, hiệu quả và khả thi, góp phần bảo đảm tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, khách quan, tạo niềm tin trong xã hội. - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập824
  • Hôm nay29,453
  • Tháng hiện tại307,583
  • Tổng lượt truy cập51,663,542
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944