Israel: Đại dịch lộ điểm yếu của ngành giáo dục

Thứ sáu - 14/01/2022 01:58 174 0
GD&TĐ - Khoảng cách kinh tế - xã hội, thiếu sự sáng tạo và tính linh hoạt đã tác động đến khả năng học tập của học sinh và khả năng đào tạo trong các cơ sở giáo dục Israel.
Israel: Đại dịch lộ điểm yếu của ngành giáo dục

TS Tammy Hoffman, nhà nghiên cứu tại Viện Dân chủ Israel, cho biết trước dịch Covid-19, hệ thống giáo dục Israel đã tụt hậu so với nhiều quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Nhưng đại dịch đã khiến vấn đề trở nên trầm trọng.

“Khi cuộc khủng hoảng mới xuất hiện, chúng tôi hy vọng đây là cơ hội để hệ thống giáo dục thay đổi. Tuy nhiên, 2 năm đã trôi qua và cơ hội này đã bị bỏ lỡ. Hệ thống giáo dục đã mất đi tính linh hoạt và chuyên môn”, bà Tammy cho biết.

Một trong những mục tiêu của Bộ Giáo dục Israel là tạo cơ hội “công bằng và bình đẳng để thúc đẩy tính linh hoạt trong xã hội”. Nhưng xã hội Israel vốn không đồng nhất với nhiều khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội. Sự bất bình đẳng này cũng in hằn trong hệ thống giáo dục. Ở những khu vực trình độ kinh tế - xã hội càng thấp, tỷ lệ học sinh, sinh viên đi học cũng giảm.

Ngoài ra, tỷ lệ sinh trung bình tại Israel là ba con, cao hơn so với mức trung bình của OECD. Để học từ xa hiệu quả, mỗi gia đình cần ít nhất hai máy tính, kết nối Internet nhanh và ổn định.

Ở những khu vực giàu có, nơi phụ huynh có thể trang bị đầy đủ thiết bị học tập cho con cái, tác động từ việc đóng cửa trường học gần như không đáng kể. Nhưng ở những khu vực có mức độ kinh tế - xã hội thấp hơn, học sinh không được chuẩn bị để học online.

Năm 1996, Israel đặt mục tiêu mỗi trẻ em đều được sở hữu một máy tính. Nhưng đến năm 2020 và hiện nay, mục tiêu này chưa thể đạt được. Nhiều trẻ em Israel, dù đến tuổi đại học, vẫn không được chuẩn bị máy tính. Kết nối Internet cũng khan hiếm.

“Những điều này cho thấy, mỗi tầng lớp xã hội có ưu tiên khác nhau, cách tiếp cận giáo dục khác nhau. Kết quả là học sinh không có cơ hội được giáo dục bình đẳng. Những em lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn càng kém xa bạn bè đồng trang lứa”, bà Tammy cho hay.

Bên cạnh đó, chương trình học trực tuyến tại Israel trong 2 năm qua được các chuyên gia giáo dục đánh giá là thiếu sự linh hoạt và sáng tạo. Nội dung bài học chuyển gần như hoàn toàn từ trực tiếp sang trực tuyến, dẫn đến tình trạng phương pháp truyền đạt khô khan, học sinh ít có cơ hội tận dụng thiết bị kỹ thuật và tự học.

Một phần nguyên nhân của điều này đến từ việc hệ thống giáo dục Israel từ lâu đã không đổi mới. Chương trình giáo dục đã giữ nguyên trong nhiều năm, bất chấp Israel được coi là “quốc gia khởi nghiệp”. Nội dung học cũng chưa thể theo kịp những tiến bộ mới của đất nước.

Để thay đổi điều này, nhiều chuyên gia khuyến nghị Chính phủ Israel tăng ngân sách giáo dục trong những năm gần đây. Ngoài ra, khi trường học tái mở cửa, chính phủ cần có chính sách hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh, giáo viên; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh tụt hậu trong thời gian học trực tuyến.

Theo Ynetnews

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập370
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại291,325
  • Tổng lượt truy cập51,647,284
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944