Kẽ hở của hướng nghiệp

Thứ ba - 16/04/2019 10:41 701 0

Kẽ hở của hướng nghiệp

GD&TĐ - Từ ngày 1 - 20/4 là khoảng thời gian để các bạn học sinh lớp 12 đăng ký xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng trong khi có không ít những phân vân chọn ngành nào, trường nào, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, đây là kẽ hở của hướng nghiệp, đúng ra cần làm tốt công tác này ngay từ những năm đầu cấp trung học phổ thông chứ không chỉ lớp 12.

Phải hướng nghiệp sớm

Việc học sinh thiếu hiểu biết về ngành, nghề mình chọn và theo học là điều khá phổ biển. Thực tế minh chứng không ít bạn lựa chọn ngành học theo cảm tính mà không hiểu hết tính chất nghề nghiệp cũng như định hướng, triển vọng việc làm sau khi ra trường. Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, thời gian gần đây các hoạt động tư vấn hướng nghiệp diễn ra thường xuyên và bài bản hơn đã ít nhiều đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, các hoạt động này lại chủ yếu dành cho học sinh lớp 12. Lực lượng nòng cốt tham gia lại là các trường đại học với mục đích vừa tư vấn nhưng cũng là vừa quảng bá hình ảnh.

Ngành nghề phải phù hợp với sở thích và năng lực của chính các em. Việc sớm có sự trao đổi trực tiếp với học sinh, tạo điều kiện để các em tiếp cận các nghề, giúp hiểu hơn về sở thích, mong muốn một nghề nào đó là điều hết sức cần thiết. Nếu chỉ dựa vào cảm tính mà không rõ ngành nghề nào phù hợp với bản thân, năng lực của mình, thì sẽ dẫn đến sai lầm đáng tiếc về sau này.

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, ngay từ những năm cuối cấp trung học cơ sở, các thầy cô giáo và cha mẹ phải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp bạn trẻ khám phá bản thân. Khi đã có sự am hiểu về nghề nghiệp, cùng với sở thích và năng lực, những năm cấp trung học phổ thông sẽ là bước đi tiếp theo để các bạn phát huy thế mạnh trong học tập, hướng đến lựa chọn nghề phù hợp trong tương lai.

Kẽ hở của hướng nghiệp - Ảnh minh hoạ 2
Lắng nghe tư vấn hướng nghiệp.  Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, hiện nay việc định hướng nghề nghiệp sớm cho con cũng đã được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Ở các thành phố lớn các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho con em ở độ tuổi cuối cấp 2 tìm hiểu các thông tin về nghề nghiệp. Trên cơ sở lĩnh hội của các em, cha mẹ hỏi chuyện, xem sở thích của con, điều chỉnh tư vấn, giúp con lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp gì cho phù hợp, như đưa ra các gợi ý để các bạn lựa chọn, đâu là tiêu chí để xác định ngành gì, nghề nào phù hợp với các bạn.

Khi các bạn đã hiểu biết một cách tương đối thì mới tư vấn cho con nên chọn nghề theo tiêu chí nào cho phù hợp nhất bởi chỉ có cha mẹ - những người cận kề và hiểu rõ con mình nhất, chung sống với các con hàng ngày sẽ giúp định hướng để các em có được môi trường làm việc thuận lợi và phát triển nhất.

Lắng nghe chuyên gia nói

Các chuyên gia hướng nghiệp cho rằng mong muốn để con em mình trưởng thành có một nghề nghiệp tốt là tâm lý chung của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, gần con và không ai hiểu con bằng mình, chính cha mẹ cần phải có những định hướng hợp lý ngay từ khi con học cấp trung học cơ sở và sau này là trung học phổ thông.

Thông thường, để hướng con em theo nghề nào đó cha mẹ cần nhận biết bạn đó có đam mê, có sự ham thích đặc biệt với nghề đó không. Ở nhiều gia đình, truyền thống nghề là lựa chọn của con nhưng cũng không hẳn là tất cả, có nhà cha mẹ là bác sĩ, giáo viên nhưng con lại thích làm kinh tế. Thế nên, muốn hướng con mình theo nghề nào thì trước tiên phải nhìn thấy con có sự yêu thích, có động cơ để phấn đấu học tập theo đuổi nghề nghiệp đó hay không.

Để học sinh từ tiểu học, THCS tìm hiểu nghề nghiệp, tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp, phòng thí nghiệm… là cần thiết vì đây là cách định hướng nghề nghiệp hiệu quả. Nếu các nhà trường và phụ huynh làm được điều đó, giúp các em hình dung các loại hình nghề này có những đặc trưng gì, có phù hợp hay không. Các chuyên gia cho rằng, định hướng nghề ở độ tuổi 14 - 15 sẽ giúp chính học sinh hiểu rõ bản thân (khả năng, ước mơ nghề nghiệp…) từ đó lên kế hoạch học tập và phát triển nghề nghiệp một cách chính xác, phù hợp nhất, luôn cảm thấy yêu thích, đam mê và phát huy hết được năng lực của bản thân.

Ông Bùi Tuấn, Phó Phòng Truyền thông, ĐHQG Hà Nội, cho rằng: Cha mẹ cần phải nhìn ra năng lực con trong tương lại, xác định rõ đâu là khả năng, thế mạnh của bản thân các em.

Chọn nghề còn là chọn cho mình một môi trường sống, phát triển tiềm năng của bản thân. Năng lực không chỉ thể hiện ở năng khiếu của bản thân mà còn là khả năng học tập, thế nên cha mẹ cần theo dõi và phát hiện ra năng khiếu hay hướng phát triển cho con em mình từ sớm, tốt nhất là những năm trung học cơ sở vì khi đó các em đã hình thành dần sở thích ngành nghề cũng như khả năng tư duy theo hướng khoa học xã hội hay tự nhiên. Thêm một điều vô cùng quan trọng nữa là những tư vấn cho con cũng cần tính đến khả năng tài chính của gia đình...

Tác giả bài viết: Hà An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập568
  • Hôm nay17,671
  • Tháng hiện tại295,801
  • Tổng lượt truy cập51,651,760
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944