Trách nhiệm của nhà giáo trong quản lý học sinh học thêm

Thứ ba - 16/04/2019 19:16 385 0

Trách nhiệm của nhà giáo trong quản lý học sinh học thêm

GD&TĐ - Có ý kiến đề nghị quy định về việc dạy thêm, học thêm và có chế tài cụ thể để quản lý dạy thêm, học thêm; trách nhiệm của nhà giáo trong quản lý học sinh học thêm.

Về vấn đề này, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) có nêu: dạy thêm, học thêm là nhu cầu của một bộ phận người dạy, người học và phụ huynh học sinh nhằm nâng chất lượng học tập,.

Tuy nhiên hoạt động này cần được nhìn nhận đúng đắn, phải được quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tiêu cực, thương mại hoá trong giáo dục, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đây là một nội dung chưa được tổng kết, TTUB đề nghị chưa đưa vào Luật việc quản lý dạy thêm, học thêm và chế tài cụ thể đối với hoạt động này, nên quy định tại các văn bản dưới luật.

Một số ý kiến đại biểu đề nghị xem lại quy định về việc phong giáo sư, phó giáo sư; bổ sung phong tặng danh hiệu giáo sư danh dự.

Về vấn đề này TTUB nhận thấy, ngày 31/8/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục tục xét, hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Đối với việc phong tặng danh hiệu giáo sư danh dự hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, xin đề nghị giữ như quy định tại Dự thảo Luật.

Một số đại biểu cho rằng Luật Giáo dục cần quy định các vấn đề chung nhất của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có cả GDĐH và GDNN; có ý kiến đề nghị nên bổ sung và giải thích một số khái niệm, thuật ngữ để bảo đảm rõ nghĩa; tập hợp các quy định về chính sách ở các chương thành một nhóm chính sách để tránh tản mạn; bổ sung thêm những hành vi bị cấm và thiết kế thành một điều.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã được rà soát để sửa đổi, bổ sung các khái niệm thuật ngữ đảm bảo tính thống nhất, tương thích và khoa học; quy định những vấn đề chung nhất về GDĐH và GDNN để bảo đảm tính hệ thống trong giáo dục và vị trí của Luật Giáo dục trong hệ thống pháp luật về giáo dục. Những vấn đề cụ thể sẽ được quy định tại Luật GDĐH và Luật GDNN trên cơ sở thống nhất, không trái với các quy định của Luật Giáo dục.

Về việc điều chỉnh bố cục liên quan quy định về chính sách giáo dục và các hành vi bị cấm, TTUB cho rằng việc quy định các chính sách như Dự thảo Luật để gắn với từng loại đối tượng thụ hưởng; còn các quy định các hành vi cấm mang tính đặc thù trong hoạt động giáo dục chỉ đặt ra đối với nhà giáo và người học, các hành vi khác được pháp luật khác có liên quan điều chỉnh. Do vậy, TTUB đề nghị xin được giữ quy định như trong Dự thảo Luật.

Tác giả bài viết: Sỹ Điền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập538
  • Hôm nay18,832
  • Tháng hiện tại296,962
  • Tổng lượt truy cập51,652,921
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944