Bài 3: Xét thăng hạng - không thể tùy tiện

Thứ ba - 16/04/2019 00:14 506 0

Bài 3: Xét thăng hạng - không thể tùy tiện

GD&TĐ - Khi triển khai tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, một số cán bộ quản lý giáo dục băn khoăn về tính công bằng trong xét đủ điều kiện về khả năng thực hiện nhiệm vụ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

“Khóa” rất chặt

Trong Thông tư quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập, Bộ GD&ĐT hướng dẫn hồ sơ minh chứng về nhiệm vụ bao gồm bản nhận xét của đại diện ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong trường có xác nhận của hiệu trưởng và các minh chứng (nếu có) dự báo về khả năng thực hiện được các nhiệm vụ của hạng; hướng dẫn minh chứng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm biên bản ghi ý kiến của đại diện ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong trường nhận xét, đánh giá từng tiêu chí có xác nhận của hiệu trưởng và các minh chứng (nếu có) như các sản phẩm nghiên cứu, bài soạn, tài liệu liên quan.

Nhiều nhà quản lý quan ngại về tính công bằng và sự phù hợp của hướng dẫn minh chứng nêu trên, cho rằng điều đó có thể dẫn tới những khả năng không mong muốn của cơ quan hoạch định chính sách như: Người đứng đầu cơ sở giáo dục có thể có những nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan về giáo viên, không đơn thuần xuất phát từ công việc mà có thể bao hàm yếu tố chủ quan, cá nhân; hoặc người đứng đầu có thể xem nhẹ việc đánh giá, phân loại đối với giáo viên, dẫn đến tình trạng “hòa cả làng”, tức là ai cũng đạt đủ điều kiện.

Tuy nhiên, nếu đọc thật kỹ văn bản cùng với rà soát đầy đủ quy định hiện hành về phân cấp quản lý, ta sẽ thấy điều này hoàn toàn không đúng. Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tưởng như là “mở” và “lỏng” nhưng thực tế là đã “khóa” rất chặt. Bởi vì, trong rất nhiều chỉ đạo của Đảng, Nhà nước thời gian vừa qua cũng như định hướng trong thời gian tới, việc giao quyền tự chủ luôn luôn gắn liền với tự chịu trách nhiệm, nhất là đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong xu thế tất yếu ấy, Bộ GD&ĐT đã giao quyền cho các cơ sở giáo dục trong việc đánh giá, dự báo về khả năng thực hiện các nhiệm vụ của hạng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hạng đối với giáo viên. Nhưng “cơ sở GD” ở đây là tập thể cá nhân, tổ chức có thẩm quyền liên quan (Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể…) chứ không phải là cá nhân hiệu trưởng. Những tập thể, cá nhân ấy hơn ai hết là những người trực tiếp quản lý, chỉ đạo, phối hợp làm việc với giáo viên, phân công, giao việc, đánh giá giáo viên hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ. Vì vậy, không có lí gì để phản biện rằng, họ không đánh giá được hoặc đánh giá không chính xác về năng lực của giáo viên.

Trong trường hợp, nếu cơ sở GD cố tình làm sai, đánh giá theo cách đánh đồng, chung chung hoặc phiến diện, chủ quan thì ắt có các khiếu kiện xảy ra. Khi đó, cấp đầu tiên phải chịu trách nhiệm giải trình chính là cơ sở GD. Cơ quan quản lý cấp Sở, cấp Phòng hoặc UBND cấp quận/huyện/thành phố/tỉnh dù có thể là đơn vị cuối cùng có thẩm quyền quyết định cử giáo viên dự xét thăng hạng nhưng lại không phải đơn vị đầu tiên và duy nhất chịu trách nhiệm giải trình về điều kiện, tiêu chuẩn của giáo viên dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Nếu hiểu đúng điều này, ta sẽ thấy sự công bằng và hợp lý trong quy định nêu trên.

Bài 3: Xét thăng hạng - không thể tùy tiện - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Không thể làm cho xong

Gần đây xảy ra một vài vụ việc đau lòng đối với ngành GD như đưa thực phẩm bẩn vào trường học, học sinh bị đánh hội đồng, quay clip ngay trong khuôn viên trường học…. Câu chuyện bên lề của một số vụ việc kể trên có thể là đằng sau một công ty cung cấp thực phẩm vào trường học là nhân vật X, Y, Z nào đó với những gửi gắm, chỉ đạo ngầm, nhưng sau khi sự việc xảy ra, người bị kỷ luật đầu tiên là hiệu trưởng - người đứng đầu cơ sở giáo dục và cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với tất cả các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ và phạm vi của cơ sở giáo dục ấy.

Người đứng đầu cơ sở GD có thể vì nể, vì sợ, thậm chí vì thương học trò (khi phát hiện ra học trò vi phạm) mà xuê xoa cho qua chuyện, nhưng hậu quả thì nghiêm trọng khôn lường. Cho nên, trong bối cảnh hiện nay, người đứng đầu cơ sở giáo dục cần có cái nhìn đầy đủ, nhiều chiều về quyền lợi và trách nhiệm của mình, để có thể làm đúng, làm tốt nhiệm vụ được giao, nhưng cũng đồng thời nâng cao các năng lực cần thiết để tự bảo vệ mình, cơ sở giáo dục của mình tránh những sai lầm nghiêm trọng.

Quay trở lại câu chuyện xét thăng hạng. Các hồ sơ minh chứng về tiêu chuẩn của giáo viên để dự xét thăng hạng không phải là câu chuyện một sớm, một chiều, làm cho xong. Quyền đã giao gắn liền với trách nhiệm giải trình, với việc chịu trách nhiệm trước đội ngũ và các cấp quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Các nhà hoạch định chính sách và những người xây dựng Luật vốn không bao giờ có khả năng đuổi theo thực tế để giám sát và kiểm tra tất cả những việc cố tình làm sai của người thực thi chính sách và phát luật. Song pháp luật vốn dĩ rất nghiêm minh và công bằng, ai làm sai, người đó sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó, với việc xét thăng hạng cũng như tất cả các hoạt động khác trong thẩm quyền được giao, người đứng đầu cơ sở GD không thể tùy tiện làm cho có, cho xong.

Việc tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội thực hiện các nhiệm vụ để thể hiện năng lực và tích lũy các minh chứng còn gắn liền với kế hoạch và quy hoạch phát triển đội ngũ, trong đó có cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp của mỗi cơ sở giáo dục. Người đứng đầu cơ sở GD phải căn cứ vào thực trạng đội ngũ của cơ sở GD để xây dựng chiến lược phát triển, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với từng giáo viên, vừa bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, vừa phát huy được năng lực, sở trường của mỗi người, đồng thời động viên, khuyến khích được đội ngũ.

Tác giả bài viết: Nguyễn Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay22,069
  • Tháng hiện tại300,199
  • Tổng lượt truy cập51,656,158
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944