Giáo dục STEM: Lấy phương tiện làm mục đích

Thứ hai - 15/04/2019 08:52 877 0

Giáo dục STEM:  Lấy phương tiện làm mục đích

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT mới, vai trò của GD STEM được thể hiện rõ nét : Có đủ các môn học STEM; các hoạt động giáo dục gắn với khoa học và thực tiễn... STEM không phải là hoạt động thêm vào chương trình mà là một phương thức để chuyển tải chương trình GD. Mục đích để học sinh chiếm lĩnh tri thức, biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Bất ngờ từ những học sinh không giỏi

Là giáo viên Vật lý, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hạ Long, Quảng Ninh), thầy Phạm Công Thành cho biết, “Trước đây, học sinh đến lớp thường ngủ gật hoặc ít quan tâm đến bài học nhưng khi dạy học theo định hướng STEM có sự chuyển biến rõ rệt. Thông qua một vài chuyên đề gắn với khoa học, thực tiễn; hoạt động học tập của các em đã hoàn toàn khác. Các em yêu thích môn học và học tập hiệu quả hơn”.

Theo thầy Thành, có những bạn tưởng như không học giỏi nhưng khi tham gia vào các hoạt động GD STEM, các em đã mang đến những bất ngờ cho thầy cô giáo. Bởi các em có kiến thức thực tế, biết gắn hoạt động học vào thực tiễn cuộc sống.

Từ thực tiễn nêu trên, thầy Thành đề xuất: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT nên tập trung bồi dưỡng giáo viên theo hướng trực quan, gắn với thực tiễn và coi giáo viên như học sinh để tăng khả năng thực hành cho giáo viên khi dạy học STEM.

Từ công việc của mình, thầy Thành mong muốn GD STEM ngày càng được nhân rộng. “Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là giáo viên thiếu kỹ năng thực hành. Chẳng hạn như môn Vật lý, mặc dù giáo viên rất giỏi về lý thuyết, có thể vẽ một bảng điện trên bảng để dạy học sinh nhưng nếu bảo mắc điện trong nhà thì nhiều thầy cô không thể làm được. Đó là thực tế và cũng là khó khăn khi đưa GD STEM vào nhà trường” - thầy Thành trao đổi.

Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Minh Tuấn - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) cho hay: Nhiều giáo viên có sức ì lớn nên ngại đổi mới. Hơn nữa, trước kia họ được đào tạo theo từng môn riêng lẻ nên khi thực hiện dạy học tích hợp liên môn, dạy học STEM sẽ gặp khó khăn. Vì thế, khi bồi dưỡng giáo viên cần chú ý đến vấn đề này để đạt hiệu quả cao. Trong quá trình bồi dưỡng, có thể định hướng cho giáo viên một số chủ đề. Chẳng hạn: Ở thành phố thì STEM gắn với chủ đề gì, ở nông thôn dạy học STEM như thế nào. Cần có định hướng chung mang tính phổ rộng để sau này giáo viên có thể vận dụng vào thực tế ở địa phương, trường học mình đang công tác.

Giáo dục STEM:  Lấy phương tiện làm mục đích - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Sản phẩm không phải là mục đích

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ GD Trung học (GD&ĐT) nhấn mạnh: STEM trong các nhà trường phải là phương thức GD chuyển tải chương trình phổ thông quốc gia một cách tích cực, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Thực tế, nhiều thầy cô muốn dạy STEM bởi học sinh rất hào hứng và thích thú. Khi các em thích học thì không chỉ đạt được kiến thức mà còn sẽ rất nhớ kiến thức đó. “Tất nhiên, với nhiều thầy cô giáo thì phương thức GD này rất khó bởi thầy cô phải đổi mới, phải vận động, liên hệ thực tiễn và sáng tạo không ngừng” - PGS Nguyễn Xuân Thành trao đổi.

“Vai trò STEM là học gắn với thực tế và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn” - PGS Nguyễn Xuân Thành trao đổi đồng thời lưu ý: Khi giáo viên tổ chức dạy học theo chủ đề STEM thì trước hết phải gắn với kiến thức mà các em phải học trong chương trình. Mỗi bài học giáo viên đưa ra, học sinh phải hiểu thực sự sâu sắc.

Đó là ý nghĩa đích thực của giáo dục STEM, chứ không phải STEM là làm ra một hoặc nhiều sản phẩm cụ thể nào đó. Chúng ta không lấy phương tiện làm mục đích. Mục đích là cho học sinh kiến thức, năng lực và kỹ năng. Sản phẩm là phương tiện của mục đích đó. Vì thế, khi dạy STEM, giáo viên chú trọng thật nhiều vào khâu thiết kế, sau đó mới cùng trò thi công.

 Trước tiên, hiệu trưởng phải thay đổi nhận thức, sau đó thầy cô cũng thay đổi để không bị tụt lại phía sau. Trong quá trình dạy hàng ngày, câu hỏi kiểm tra đánh giá nội dung bài học nào cần gắn với thực tế của cuộc sống để đánh giá được kiến thức, năng lực và khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống của học sinh. Khi kiểm tra, giáo viên đưa ra thông tin, tình huống gắn với nội dung trong bài học STEM, chứ không kiểm tra các em về lý thuyết bài học.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập784
  • Hôm nay28,952
  • Tháng hiện tại307,082
  • Tổng lượt truy cập51,663,041
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944