Kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào lớp 6: Đảm bảo không gây áp lực

Thứ tư - 16/05/2018 21:14 1.336 0
GD&TĐ - Nhu cầu lớn, chỉ tiêu lại có hạn, hàng năm, việc tuyển sinh vào lớp 6 của các trường THCS chất lượng tại Nghệ An, Hà Tĩnh được đánh giá là “căng” không kém gì vào đại học. Năm học này, với việc cho phép tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển kết hợp với bài kiểm tra đánh giá năng lực được xem là một đổi mới, thu hút sự quan tâm đặc biệt của phụ huynh, học sinh và các nhà trường.
Kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào lớp 6: Đảm bảo  không gây áp lực

Vẫn còn tư tưởng chọn trường chọn lớp

Việc tổ chức xét tuyển và kết hợp bài kiểm tra đánh giá năng lực theo quy định chỉ thực hiện đối với những trường có số hồ sơ đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu. Những trường THCS này trên thực tế không nhiều, chủ yếu tập trung vào các trường chất lượng cao như THCS Lê Văn Thiêm, THCS Xuân Diệu, THCS Hoàng Xuân Hãn (tỉnh Hà Tĩnh); THCS Đặng Thai Mai, THCS Lý Nhật Quang, THCS Hồ Xuân Hương, THCS Trà Lân... (tỉnh Nghệ An).

Hàng năm số hồ sơ đăng ký vào các trường này thường cao gấp 2, 3 lần so với chỉ tiêu. Tại hai trường: Trường Tiểu học Lê Lợi, Tiểu học Hà Huy Tập 2 (TP Vinh) gần 50% học sinh chia sẻ mong muốn lớn nhất của các cháu là vào Trường THCS Đặng Thai Mai.

Cô Trần Thị Thanh Vân, chủ nhiệm lớp 5D, Trường Tiểu học Hà Huy Tập cho biết: “Lớp tôi có khoảng 10 cháu có nguyện vọng đăng ký thi vào Trường THCS Đặng Thai Mai. Về phía nhà trường không tác động nhiều. Bản thân tôi ủng hộ đối với các cháu có năng lực thực sự. Nhưng tôi mong phụ huynh không nên tạo áp lực cho trẻ, để các cháu phát triển tự nhiên theo đúng sở trường của mình”.

Cô Hồ Thị Hằng, chủ nhiệm lớp 5H – Trường Tiểu học Lê Lợi cũng nói: “Từ đầu năm học chúng tôi đã phân loại học sinh và thường dạy chương trình cao hơn với những học sinh có khả năng thi vào các trường chất lượng cao. Tuy nhiên, chúng tôi mong Phòng GD&ĐT sớm công bố phương án thi để giáo viên có thêm thời gian để bồi dưỡng cho học sinh”.

Đề kiểm tra năng lực không tạo áp lực cho học sinh

Hiện Sở GD&ĐT Nghệ An đã có văn bản hướng dẫn, các địa phương cũng đã lên kế hoạch xây dựng phương án tuyển sinh. Nhưng, vì bài “kiểm tra đánh giá năng lực” chưa có trong tiền lệ nên việc ra như thế nào và làm sao để hợp lý thì đang lúng túng.

Tại Hà Tĩnh, Sở GD&ĐT cũng đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh lớp 6, trong đó có quy định rõ đối với trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu. Theo đó, giao cho Phòng GD&ĐT tham mưu UBND cấp huyện quyết định thực hiện xét tuyển kết hợp với kiểm tra đánh giá năng lực học sinh.

Năm nay là năm đầu tiên triển khai bài thi kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh nên Sở GD&ĐT sẽ hỗ trợ các phòng trong khâu xây dựng ma trận đề kiểm tra. Đề bao gồm đánh giá năng lực ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh), năng lực tính toán theo yêu cầu của chương trình giáo dục tiểu học hiện hành. Thời gian làm bài 60 phút, theo hình thức kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Bài kiểm tra chấm theo thang điểm 10, trong đó Tiếng Việt 4 điểm, Toán 4 điểm và Tiếng Anh 2 điểm.

Ông Nguyễn Ngọc Lạc – Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT Hà Tĩnh) cho biết: Sở đã cử lực lượng cốt cán xây dựng ngân hàng đề thi, cung cấp cho cơ sở nếu có nhu cầu. Quan điểm của Sở là không tạo áp lực thi cử, dạy thêm, học thêm đối với học sinh. Và để đáp ứng mục tiêu này, đề kiểm tra sẽ đánh giá quá trình học tập thực tế của học sinh trên lớp, sao cho vận dụng kiến thức đã học, các em sẽ làm được bài. Đồng thời, đề thi sẽ có mức phân hóa: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao để phát hiện học sinh có tố chất, thông minh.

Về phía tỉnh Nghệ An, bà Nguyễn Thị Kim Chi – Giám đốc Sở GD&ĐT - cho biết: Thực tế có một số trường có số lượng học sinh đăng ký lớn hơn chỉ tiêu được phân bổ. Xuất phát từ nhu cầu của học sinh sau khi hoàn thành phổ cập tiểu học, muốn được vào học tại những trường THCS có chất lượng tốt.

Thời gian tới, Sở sẽ chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, cùng với các trường ra đề kiểm tra đảm bảo phát huy năng lực cá nhân của học sinh, nhưng không gây áp lực, không vượt quá chương trình do Bộ ban hành. Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cũng mong muốn các phụ huynh nhìn nhận đúng năng lực con em mình, tư vấn để các em chọn trường phù hợp.

Tác giả bài viết: Hồ Lài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại290,140
  • Tổng lượt truy cập51,646,099
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944