“Kim chỉ nam” để dạy học, ôn tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chủ nhật - 10/05/2020 20:42 280 0
GD&TĐ - Đánh giá tích cực về đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT, các giáo viên đều cho rằng, đây có thể được xem là “kim chỉ nam”, giúp cả giáo viên và học sinh định hướng ôn tập hiệu quả, nhất khi kỳ thi này đang đến gần.
“Kim chỉ nam” để dạy học, ôn tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Là giáo viên tiếng Anh, cô Trần Thị Thúy Nga, giáo viên Trường THCS – THPT Ban Mai, Hà Nội cho rằng, thời gian này là giai đoạn nước rút, thí sinh cần tập trung toàn bộ năng lượng để về đích thành công. Việc nhanh chóng lên kế hoạch cho việc ôn tập phù hợp là vô cùng quan trọng. Và đề thi tham khảo là một trong những tài liệu quan trọng giúp định hướng ôn tập thật hiệu quả trong khoảng thời gian còn lại này.

Phân tích về đề tham khảo môn Tiếng Anh, cô Nga quan tâm trước tiên đến các dạng bài chính trong đề thi. “Ngoài kiến thức, thì hiểu về các dạng bài cũng như cách thức làm các dạng bài sẽ giúp thí sinh tự tin hơn rất nhiều” – cô Nga cho hay.

Lưu ý 10 dạng bài cần nắm, cô Trần Thị Thúy Nga chỉ ra cụ thể bao gồm: phát âm, trọng âm, điền vào chỗ trống, nghĩa của từ (đồng nghĩa, trái nghĩa), dạng chọn câu giao tiếp, đọc hiểu điền từ, đọc hiểu trả lời câu hỏi, tìm lỗi sai, chọn câu có nghĩa tương đương và cuối cùng là ghép câu.

Mỗi dạng bài sẽ kiểm tra một kĩ năng khác nhau và đều đòi hỏi thí sinh phải nắm vững kiến thức, từ cơ bản đến nâng cao.

Với dạng bài phát âm, cô Nga lưu ý cần dành nhiều thời gian để ôn tập lại các quy tắc cơ bản, như: quy tắc phát âm đuôi “s”, đuôi “ed”; đây là phần kiến thức gần như năm nào cũng có trong bài thi và là một trong những trọng tâm của thi tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, thí sinh hãy dùng sách giáo khoa Tiếng Anh 10, 11, 12 để ôn lại từ vựng. Cuối sách sẽ có phần đọc để thí sinh nhận biết cách phát âm cũng như trọng âm của từ.

Riêng về dạng bài trọng âm, thí sinh cần xem lại các quy tắc của việc đánh trọng âm từ qua các Unit của Tiếng Anh 10, 11, 12.

Tiếp đến là dạng bài chọn đáp án đúng. Phần này chủ yếu sẽ kiểm tra vốn kiến thức tổng hợp về mảng từ vựng ngữ pháp và cả cấu trúc. Thí sinh cần xem nội dung kiến thức trong đề minh họa, vừa làm vừa ôn lại các mảng kiến thức liên quan để hiểu rõ đáp án.

Việc hệ thống lại các chủ đề từ vựng và ngữ pháp trong sách Tiếng Anh 10, 11, 12 cũng sẽ rất hữu ích khi làm dạng bài này, cũng như dạng bài tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa.

Các đề mục ngữ pháp quan trọng bao gồm: thì của động từ, câu bị động, câu trực tiếp gián tiếp, liên từ… Nội dung nào cũng có thể được kiểm tra trong đề, thí sinh không nên chủ quan mà bỏ qua bất cứ mảng nào...

Cũng nhấn mạnh vai trò định hướng của đề thi tham khảo, thầy Nguyễn Văn Hiệp, Tổ phó chuyên môn Địa Lý, Trường THPT Võ Thành Trinh, An Giang phân tích: đề tham khảo môn Địa lý có 38 câu thuộc chương trình lớp 12 và 3 câu thuộc chương trình lớp 11. Đề thi có sự phân hoá rõ ràng. Số lượng câu hỏi mức độ hiểu và vận dụng kiến thức thực tế nhiều.

Chia sẻ định hướng công tác dạy học và ôn tập từ đề tham khảo này, thầy Hiệp lưu ý cần tập trung vào giải quyết cách trả lời câu hỏi mang tính chất hiểu và vận dụng. Đồng thời, rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lý. Giáo viên giao bài tập về nhà và thực hiện kiểm tra thường xuyên trên lớp.

Với học sinh, cần nắm kiến thức trọng tâm, kết hợp kiến thức để giải quyết trả lời câu hỏi, rèn luyện tốt kĩ năng Atlat, nhận xét bảng số liệu và nhận dạng biểu đồ, thường xuyên làm bài tập và giải đề. Cuối cùng, thí sinh cần đọc kĩ và phân tích câu hỏi trước khi làm bài.

Diễn biến của dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. 

Trong bối cảnh học sinh và phụ huynh có một chút hoang mang về việc thi cử, tuyển sinh vào các trường đại học,… Bộ GD&ĐT đã thay đổi phương án thi và ban hành đề thi tham khảo. Việc làm này, là hoàn toàn phù hợp; trước hết là nhằm ổn định dư luận xã hội, giúp học sinh và phụ huynh an tâm hơn trong việc định hướng học tập của con em mình. Về chuyên môn, đề thi tham khảo phần nào định hướng cho thầy cô giáo, học sinh trong việc dạy học, ôn tập để chuẩn bị tốt nhất trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ông Trần Tuấn Khanh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang 



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập747
  • Hôm nay38,124
  • Tháng hiện tại316,254
  • Tổng lượt truy cập51,672,213
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944