Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Cán bộ, giảng viên sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ

Thứ ba - 25/06/2024 06:03 30 0
Chọn nhân sự giàu kinh nghiệm Theo phân công của Bộ GD&ĐT, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM (UEL) điều động 64 nhân sự là cán bộ, giảng viên tham gia công tác thanh tra, kiểm tra tại 19 điểm thi, trải dài 23 quận, huyện và TP Thủ Đức...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Cán bộ, giảng viên sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ

Chọn nhân sự giàu kinh nghiệm

Theo phân công của Bộ GD&ĐT, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM (UEL) điều động 64 nhân sự là cán bộ, giảng viên tham gia công tác thanh tra, kiểm tra tại 19 điểm thi, trải dài 23 quận, huyện và TP Thủ Đức (TPHCM).

Theo đại diện Phòng Thanh tra - Pháp chế UEL, nhà trường tổ chức lựa chọn nhân sự theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, ưu tiên đề cử những cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm làm việc và từng tham gia công tác thanh tra, kiểm tra trong các năm trước.

PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp - Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế UEL, Phó Trưởng đoàn kiểm tra Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, năm nay, hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi sẽ thực hiện theo phương châm “4 đúng, 3 không”.

Đoàn cán bộ, giảng viên UEL sẽ tham gia vào các tổ kiểm tra thuộc Bộ GD&ĐT, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác coi thi; phổ biến, quán triệt và tập huấn quy chế thi; triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tại tất cả khu vực trong điểm thi; thanh - kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các thành viên Ban coi thi, điểm thi và các ban của Hội đồng thi liên quan đến công tác coi thi.

Trước đó, một đơn vị thành viên khác của Đại học Quốc gia TPHCM là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cũng tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra kỳ thi cho 120 nhân sự. TS Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng kỳ thi có quy mô rộng, khối lượng công việc lớn, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gồm nhiều chủ thể tham gia và nhận sự quan tâm của toàn xã hội.

Ông Hạ cho rằng: “Đoàn kiểm tra cần làm việc nghiêm túc, nắm rõ và làm đúng theo các quy định, chỉ thị, tránh để xảy ra sai sót. Thầy cô không chỉ kiểm tra, giám sát, mà còn phải hỗ trợ, hướng dẫn các cán bộ tại điểm thi tổ chức theo đúng quy chế”.

Tương tự, giữa tháng 6/2024, Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác coi thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Theo TS.BS Lưu Viết Tĩnh - Phó Hiệu trưởng nhà trường, bởi tính chất và vai trò quan trọng của kỳ thi nên chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng. Tinh thần trách nhiệm đặt lên cao nhất, đảm bảo nguyên tắc độc lập của hoạt động kiểm tra, không bỏ sót, không bị động, không chủ quan, lơ là.

PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp tập huấn nghiệp vụ thanh - kiểm tra cho cán bộ Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: UEL

PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp tập huấn nghiệp vụ thanh - kiểm tra cho cán bộ Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: UEL

Phân định trách nhiệm

Tại chương trình tập huấn của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ThS Ngô Thanh An - Phó Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế - Sở hữu trí tuệ nhà trường phổ biến nội dung cốt lõi nhất, đưa ra những tình huống, vấn đề thường gặp và phương án giải quyết để đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngoài nguyên tắc “4 đúng, 3 không”, lực lượng thanh tra, kiểm tra phải phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, UBND cấp tỉnh và sở GD&ĐT trong hoạt động thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi. Hoạt động thanh tra, kiểm tra độc lập với đối tượng thanh tra, kiểm tra. Cán bộ không được làm thay nhiệm vụ hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Trao đổi với thầy cô trước khi lên đường làm nhiệm vụ, lãnh đạo Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nhấn mạnh, dù nghiêm túc, đúng quy tắc nhưng cán bộ đoàn kiểm tra, thanh tra cần làm việc với tinh thần hợp tác, không tạo ra căng thẳng, phối hợp với nhau làm nhiệm vụ. Người thanh tra, kiểm tra cần làm theo quy chế trong bất kỳ tình huống nào.

Đây cũng là những nguyên tắc được lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp TPHCM trong buổi huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác coi thi diễn ra vào ngày 17/6 vừa qua. Đợt này, trường cử 54 cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ tại TP Cần Thơ. ThS Vũ Đình Lê - Phó Trưởng phòng Công tác chính trị và Hỗ trợ sinh viên phổ biến những điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024, những tình huống mô phỏng công tác kiểm tra coi thi, hướng dẫn kiểm tra phát hiện thiết bị công nghệ cao và những lưu ý, kinh nghiệm từ các kỳ thi của các năm trước.

Tại buổi tập huấn của Trường Đại học Luật TPHCM, TS Nguyễn Đức Cường - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho rằng, để kỳ thi năm nay diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy định, các đoàn kiểm tra cần kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện những hạn chế, bất cập để xử lý hoặc kiến nghị xử lý.

Theo ông Cường, Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm trong sự phối hợp toàn diện của ban ngành ở Trung ương và UBND các cấp để hoàn thành tốt công tác tổ chức kỳ thi.

Bên cạnh đó, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý các đoàn kiểm tra về những vi phạm có thể xảy ra trong quá trình diễn ra kỳ thi và phổ biến những điểm mới trong hệ thống văn bản, quy định liên quan đến quá trình thanh tra, kiểm tra trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Trước đó, hàng loạt trường đại học cũng lập các đoàn làm công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi tại các địa phương: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ở Đồng Tháp; Trường Đại học Ngân hàng TPHCM ở Bà Rịa - Vũng Tàu; Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở Bình Định; Trường Đại học Công Thương TPHCM, Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM ở Bình Thuận…

Sau tập huấn ở các trường đại học, nhân sự phải thực hiện bài kiểm tra do Bộ GD&ĐT quy định để đảm bảo nắm vững nhiệm vụ, thực hiện thanh tra, kiểm tra đúng, kịp thời, đảm bảo nghiêm túc, mang lại sự công bằng cho các thí sinh.

Tác giả bài viết: Mạnh Tùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập666
  • Hôm nay46,239
  • Tháng hiện tại324,369
  • Tổng lượt truy cập51,680,328
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944