Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cần thiết và giảm áp lực thi cử

Thứ tư - 06/05/2020 04:57 498 0
GĐ&TĐ - Theo các đại biểu Quốc hội, quyết định tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là cần thiết, phù hợp với thực tiễn khách quan. Đồng thời giảm áp lực thi cử cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cần thiết và giảm áp lực thi cử

Không gây xáo trộn hoạt động giáo dục

Đại biểu Đinh Thị Bình – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ cho rằng: Theo lộ trình, Kỳ thi THPT quốc gia được giữ ổn định đến năm 2020, trước khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ phương án thi tốt nghiệp THPT để phù hợp với điều kiện thực tiễn và Luật Giáo dục năm 2019.

Theo đại biểu Đinh Thị Bình, khi dịch Covid-19 ở mức báo động, việc dạy - học của các trường tạm thời gián đoạn, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh khung thời gian năm học, nội dung dạy học để bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm học. Bởi vậy, nếu tiếp tục duy trì Kỳ thi THPT quốc gia như những năm trước, sẽ gây áp lực lớn cho nhà trường, giáo viên, học sinh khi phải thực hiện một kỳ thi với dung lượng kiến thức lớn.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cần thiết và giảm áp lực thi cử - Ảnh minh hoạ 2
Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình. Ảnh: TG

“Tuy việc điều chỉnh hàm lượng kiến thức trong đề thi có thể thực hiện được, song do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, chúng ta cần có sự chủ động nếu không muốn rơi vào tình trạng “ăn đong”, bị động. Hơn nữa, các chủ trương, quyết sách về giáo dục luôn cần sự chủ động. Do đó, nếu không có quyết định về phương án thi ở thời điểm này sẽ gây khó khăn lớn trong quá trình tổ chức thực hiện. Vì thế, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn này là hết sức cần thiết” - đại biểu Đinh Thị Bình nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Đinh Thị Bình, khi chuyển từ Kỳ thi THPT quốc gia sang Kỳ thi tốt nghiệp THPT, ít nhiều có tác động đến quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh. Tuy nhiên, những tác động đó không đến mức gây xáo trộn các hoạt động giáo dục của nhà trường. Có chăng chỉ là điều chỉnh phương pháp và định hướng trong dạy - học. “Tôi tin, với quyết định tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trường có giải pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ dạy - học, còn học sinh sẽ có một kỳ thi an toàn, chất lượng, bảo đảm mục tiêu học tập” - đại biểu Đinh Thị Bình nhấn mạnh.

Nhìn rõ sự chủ động của nhà trường

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cần thiết và giảm áp lực thi cử - Ảnh minh hoạ 3
Đại biểu Quốc hội Châu Quỳnh Dao. Ảnh: ITN

Đại biểu Châu Quỳnh Dao - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang chia sẻ: “Nhiều người băn khoăn sẽ có xáo trộn khi chuyển thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng quan điểm của tôi là: Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Nếu nhà trường đã chủ động và xây dựng kế hoạch dạy - học thật tốt, chu đáo ngay từ đầu năm học, thì dù là kỳ thi gì đi chăng nữa cũng không lo lắng. Còn nếu những trường làm việc không có kế hoạch, theo kiểu: Nước đến chân mới nhảy chắc chắn sẽ lúng túng và bị động”.

Theo đại biểu Châu Quỳnh Dao, thực tế nhiều phụ huynh xác định: Đại học không phải con đường duy nhất để các em bước vào đời. Luật Giáo dục năm 2019 cũng quy định: Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Giấy chứng nhận này được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Đây cũng là những lý do khiến giáo viên, học sinh và phụ huynh không cảm thấy bị áp lực khi Kỳ thi THPT quốc gia được chuyển sang Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Dù là Kỳ thi THPT quốc gia hay Kỳ thi tốt nghiệp THPT thì Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang - nơi đại biểu đang công tác - cũng chủ động xây dựng kế hoạch dạy - học và tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh. Đồng thời tư vấn, hướng nghiệp để các em có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp. Vì thế, giáo viên, học sinh và phụ huynh yên tâm, không hoang mang, lo lắng trước kỳ thi này.  - Đại biểu Châu Quỳnh Dao 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập539
  • Hôm nay42,165
  • Tháng hiện tại320,295
  • Tổng lượt truy cập51,676,254
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944