Linh hoạt, sáng tạo dạy học trong mùa dịch

Thứ ba - 02/03/2021 19:04 515 0
GD&TĐ - Dạy học trực tuyến là giải pháp hợp lý trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Linh hoạt, sáng tạo dạy học trong mùa dịch

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, giáo viên cần linh hoạt trong quá trình giảng dạy, để 100% học sinh được tiếp cận với kiến thức bài học.

Cách làm sáng tạo

Nằm trong vùng dịch, Trường Tiểu học Cẩm Hưng (Cẩm Giàng, Hải Dương) triển khai dạy học trực tuyến đến tất cả khối lớp, trong đó đặc biệt chú trọng đến lớp 1 và lớp 5. Theo thầy Hoàng Văn Hương – Hiệu trưởng nhà trường, Ban giám hiệu (BGH) hỗ trợ tối đa để thầy, trò hoàn thành kế hoạch dạy, học. Toàn trường có 660 học sinh,  cơ bản tham gia đầy đủ lớp học trực tuyến. “Với những gia đình học sinh chưa kết nối Internet, hoặc chưa có thiết bị để học trực tuyến, chúng tôi yêu cầu giáo viên linh hoạt, áp dụng mọi biện pháp, hướng dẫn học sinh học trên truyền hình, bảo đảm 100% học sinh được tiếp cận kiến thức bài học, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau”, thầy Hương quả quyết.

Thầy Hương cho biết thêm: Qua nắm bắt, nhiều giáo viên đã có cách làm sáng tạo. Có giáo viên gọi điện trực tiếp cho phụ huynh để hướng dẫn con em học tập, hoặc giảng bài cho học sinh qua điện thoại. Với những gia đình không có điện thoại thông minh hoặc thiết bị để học trực tuyến, giáo viên in hướng dẫn bài học rồi gửi cho các em. Tuy nhiên, do tỉnh Hải Dương đang thực hiện giãn cách xã hội, nên giáo viên in, photo bài học rồi thống nhất với phụ huynh đặt ở vị trí cố định để phụ huynh, học sinh chủ động lấy, tránh tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, nhà trường giao cho các giáo viên đang sinh sống tại xã Cẩm Hưng (nơi thường trú của đại đa số học sinh trong trường) nắm bắt tình hình học tập, từ đó có phương án hỗ trợ kịp thời cho các em.

Theo kinh nghiệm của cô Lê Thị Thơ – giáo viên Trường THPT Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội), để dạy học trực tuyến hiệu quả, nhất là với nhóm học sinh có khả năng tham gia các tiết học trực tuyến qua một số ứng dụng như: Zoom, Microsoft Teams, Google meet, giáo viên cần tận dụng tối đa, đa dạng các ứng dụng công nghệ thông tin để tăng tính hấp dẫn cho bài học. Chẳng hạn, thầy cô có thể soạn giảng, trình chiếu bằng powerpoint thay vì trình chiếu bản giáo án word thuần thúy. Bên cạnh đó, giáo viên nên sưu tầm, khai thác các video, hình ảnh liên quan đến bài học trên Youtube, trang mạng giáo dục. Qua đó, góp phần bổ trợ cho bài giảng thêm sinh động. Ngoài ra, giáo viên có thể tận dụng một số trò chơi trực tuyến giáo dục như: Kahoot, quizizz nhằm tăng tương tác giữa thầy, trò và giữa học sinh với nhau trong phòng học trực tuyến.

Cũng theo cô Thơ, giáo viên nên soạn bài ngắn gọn, xúc tích để không làm phân tán sự chú ý của học trò và không kéo dài thời gian học gây tâm lý mệt mỏi, nặng nề cho học sinh. Thay vào đó, giáo viên nên duy trì tương tác bằng âm thanh, kết hợp hình ảnh và lời nói. “Một số giáo viên có thói quen tắt camera khi giảng bài hoặc không chú ý đến hình ảnh khi giảng bài. Trên thực tế, nếu giáo viên bật camera, xuật hiện chỉnh tề như đi dạy trực tiếp trên lớp, cố gắng duy trì tương tác mắt qua màn hình sẽ giúp học sinh có cảm giác nghiêm túc và tự giác hơn trong giờ học. Thầy cô cũng nên kiểm soát tốt thời gian nói của mình, đồng thời phối hợp uyển chuyển, đan xen giữa việc giảng bài và gọi học sinh chia sẻ, phát biểu trong quá trình dạy học”,  cô Thơ bật mí.  

Không để học sinh nào bỏ lỡ bài học

Theo cô Thơ, bản thân giáo viên nên sử dụng các phần mềm kết hợp dạy online và có thể ghi lại bài dạy của mình, rồi gửi video bài dạy đó cho học sinh không có điều kiện tham gia học online thường xuyên. Giáo viên cũng có thể làm các video bài giảng chất lượng cao để đưa lên các trang/nhóm chung của lớp. Theo nghiên cứu, độ dài video nên từ 10 - 15 phút tập trung vào từng vấn đề nhỏ trong mỗi bài học để việc học của học sinh hiệu quả nhất. Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể, mỗi người có thể huy động sự giúp đỡ của các cá nhân, đoàn thể như: Ban đại diện cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên… để quyên góp, trao tặng thiết bị học trực tuyến (điện thoại thông minh) cho một số em có hoàn cảnh khó khăn để có thiết bị học tập.

Là một trong những trường tiên phong trong dạy học trực tuyến, thầy Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) chia sẻ: Để  tất cả học sinh “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”, nhà trường tổ chức xây dựng video bài học dùng chung cho các khối, lớp. “Để có được video hoàn chỉnh, chúng tôi huy động giáo viên làm việc nhóm. Mỗi người một việc, công đoạn để góp phần làm nên  video hoàn chỉnh. Sau khi có thành phẩm, video bài học đó sẽ được dùng chung cho toàn khối. Làm được việc này sẽ giảm áp lực cho giáo viên và học sinh trong việc dạyhọc trực tuyến”,  thầy Mạnh cho hay.

Thầy Mạnh phân tích: Sau khi hoàn thiện video bài học, giáo viên có thể gửi đến tất cả học sinh trong lớp để học tập thông qua việc đăng tải lên website của nhà trường, gửi qua nhóm Zalo, Facebook, kênh YouTube... Với những gia đình chưa có điều kiện kết nối Internet, hoặc vì lý do khác, học sinh không tham gia học trực tuyến đầy đủ có thể xem lại bài học từ video giáo viên gửi. Với những trường hợp đặc biệt, giáo viên sẽ copy video đó vào USB, rồi gửi cho gia đình, hoặc in, photo bài học để gửi cho học sinh học tập. Như vậy sẽ bảo đảm không học sinh nào bị bỏ lỡ kiến thức bài học. “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để 100% học sinh được học tập đầy đủ, bảo đảm mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch dạy học học kỳ II, năm học 2020 – 2021” – thầy Mạnh nhấn mạnh.

Với một số học sinh bị hạn chế tham gia bài học trực tuyến như: Không có đường truyền Internet ổn định, không có phương tiện (điện thoại, máy tính…), giáo viên có thể tham khảo một số biện pháp như: Tận dụng tối đa các kênh giáo dục offline, hoặcnhững kênh giáo dục phổ thông hơn để đưa bài học đến với học sinh. Ví dụ, yêu cầu học sinh tải về và xem các video dạy học trên truyền hình, kết hợp với ghi chép và kiểm tra. - Cô Lê Thị Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập752
  • Hôm nay31,393
  • Tháng hiện tại309,523
  • Tổng lượt truy cập51,665,482
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944