Lò luyện thi “biệt tăm”, trường nghề thuận nguồn tuyển

Thứ năm - 24/05/2018 21:52 686 0
GD&TĐ - Năm 2018 là năm thứ 3 Kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ được thực hiện bằng các bài thi tổ hợp. Nhiều chuyên gia GD cho rằng phương thức thi này đã góp phần xóa bỏ các lò luyện thi ĐH, CĐ trước đây, nội dung thi đã đảm bảo đánh giá chính xác năng lực người học, giúp các trường phổ thông và thầy cô giáo định hướng, tư vấn phân luồng tốt cho HS cuối cấp.
Lò luyện thi “biệt tăm”, trường nghề thuận nguồn tuyển

Xóa bỏ lò luyện

Còn nhớ những năm trước, cứ đến những ngày cuối tháng 5 là các lò luyện thi lại “nóng hầm hập”. Nhưng 3 năm trở lại đây, độ “nóng” giảm dần; đến mùa thi năm 2018 này thì gần như không ai nhắc đến các “lò luyện” nữa.

Thầy Vũ Văn Hoa - Hiệu trưởng Trường THPT Bãi Cháy (Quảng Ninh) - cho biết: “Tôi chứng kiến nhiều trường hợp phụ huynh và HS hết sức vất vả về Hà Nội nằm nhờ ở đậu, chạy đua với các lò luyện để nhồi nhét kiến thức trước ngày thi. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây đã khác rất nhiều.

Các em HS chỉ cần học chắc chương trình phổ thông ngay tại trường dưới sự trợ giúp của các thầy cô giáo từ hệ thống hóa kiến thức, đến hướng dẫn cách thức làm, luyện đề thi. Phải nói đây là tác động tích cực từ đổi mới phương thức thi từ bài thi tổ hợp, HS đã không còn phải luyện thi vất vả như trước”.

Thạc sĩ Lương Tuấn Long - Trưởng Phòng Công tác Chính trị HSSV, Viện ĐH Mở Hà Nội cũng chia sẻ: “Xóa bỏ các lò luyện thi là điều mà các nhà trường và ngành GD muốn làm từ lâu nhưng chưa được. Cứ vào mùa tuyển sinh hàng năm, nhìn cảnh phụ huynh và thí sinh vạ vật tháng trời ở Hà Nội, nhiều người xót xa, nhưng tâm lý chung của xã hội là phải lên ôn luyện thi ở Thủ đô mới có thầy giỏi, mới dễ trúng tuyển.

Chúng tôi, những người trực tiếp làm công tác tuyển sinh cũng giải thích nhiều là chỉ cần các em học thật chắc chương trình GD phổ thông ở nhà là trúng tuyển, nhưng có mấy ai nghe. Từ khi Bộ GD&ĐT đưa ra bài thi tổ hợp, mọi thứ đã thay đổi, lò luyện thi đóng cửa là điều đáng mừng cho các em HS, gia đình và xã hội”.

Thuận cho trường nghề

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tuyển sinh từ các đợt tư vấn trực tiếp cho thí sinh ở các địa phương, nhiều em đã thay đổi quan điểm, đã hướng về địa phương để có thể theo học các trường ĐH, CĐ cộng đồng. Không ít HS đã lựa chọn các trường nghề gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất ở địa phương. Điều này không chỉ góp phần phân luồng sau THPT và còn là việc cung ứng lao động tại chỗ, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp của từng địa phương.

Việc thay đổi nguyện vọng của thí sinh cũng được ghi nhận ở tỉnh Quảng Ninh, Phó Trưởng phòng GD Chuyên nghiệp & Thường xuyên (Sở GD&ĐT), Nguyễn Tuấn Nghĩa, cho biết: Rất nhiều thí sinh không lựa chọn các trường ĐH, CĐ mà đi học nghề. Trong đó nhiều em đi học theo các chương trình liên kết nghề với nước ngoài.

Như ở huyện Vân Đồn, chúng tôi ghi nhận được nhiều em có nguyện vọng học nghề để làm việc ngay tại huyện, một số thì chỉ tốt nghiệp THPT rồi đăng ký học nghề tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Còn số ít HS đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ các em không quá chú trọng trường ĐH top đầu mà hướng đến khả năng có việc làm tốt hơn.

Ở khu vực các huyện miền núi cũng vậy, các nghề gắn với lâm nghiệp và phát triển nông thôn, sinh học được quan tâm nhiều. Đây là tín hiệu đáng mừng vì các em HS đã có những suy tính thực tế việc làm gắn với quê hương. 

NGƯT Vũ Liên Oanh - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh - chia sẻ: Nhiều năm nay công tác tư vấn, hướng nghiệp cho HS cuối cấp luôn được chúng tôi chỉ đạo quyết liệt. Hơn ai hết các thầy cô giáo cũng hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc tư vấn giúp các em HS học nghề gì cho phù hợp với năng lực và điều kiện gia đình, dễ có việc làm hơn. Đặc biệt 3 năm trở lại đây, cũng với việc thay đổi cách thức và nội dung thi, kinh tế - xã hội địa phương cũng phát triển theo nên cơ hội việc làm cho các em cũng nhiều hơn. Các nhà trường đã bám rất tốt vào việc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS để định hướng cho các em đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp nhất. 

Tác giả bài viết: Hà An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập371
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại291,299
  • Tổng lượt truy cập51,647,258
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944