Chương trình mới: giảm môn học, tiết học lẫn kiến thức kinh viện

Thứ năm - 24/05/2018 19:43 626 0
GD&TĐ - Chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo quy trình lấy mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở quan trọng để lựa chọn và khai thác kiến thức. Vì vậy, chương trình giáo dục phổ thông mới giảm tải rõ rệt so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Chương trình mới: giảm môn học, tiết học lẫn kiến thức kinh viện

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông - chia sẻ cụ thể về nội dung này như sau:

Giảm số môn học và hoạt động giáo dục

Theo chương trình tiểu học mới, lớp 1 và lớp 2 có 7 môn học và hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học); lớp 3 có 9 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 10 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có 10 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 11 môn học.

Chương trình mới của các lớp THCS đều có 12 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 15 môn học, lớp 8 có 16 môn học, lớp 9 có 17 môn học.

Chương trình mới của các lớp THPT đều có 12 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 10 có 16 môn học, lớp 11 có 17 môn học, lớp 12 có 16 môn học.

Giảm số tiết học

Ở tiểu học, chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày, có 4.865 tiết (trung bình 3,08 tiết/buổi học). Chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày có 4.035 tiết (trung bình 4,6 tiết/buổi học);

Ở THCS, chương trình mới có 4.058 tiết. Chương trình hiện hành có 4.165 tiết;

Ở THPT, chương trình mới có 3.045 tiết. Chương trình hiện hành có 3.395 tiết (Ban cơ bản) hoặc 3.465 tiết (Ban A, Ban C).

Giảm kiến thức kinh viện

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiên về trang bị kiến thức cho học sinh, do đó chứa đựng nhiều kiến thức kinh viện, không phù hợp và không thiết thực đối với học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông mới lấy việc phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh làm mục tiêu, cho nên xuất phát từ yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ở từng giai đoạn học tập để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, giảm bớt đáng kể kiến thức kinh viện, làm cho bài học nhẹ nhàng hơn.

Tăng cường dạy học phân hoá, tự chọn

Chương trình giáo dục phổ thông mới là một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn học phần và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình. Được chọn những học phần (ở cả ba cấp học) và môn học (ở cấp THPT) phù hợp với nguyện vọng, sở trường, học sinh không bị ức chế, dẫn tới quá tải, mà ngược lại, học tập hào hứng, hiệu quả hơn.

Chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện triệt để phương pháp dạy học tích cực, theo đó học sinh được hoạt động để tự mình tìm tòi kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng vào đời sống, còn thầy cô không thiên về truyền thụ mà đóng vai trò hướng dẫn hoạt động cho học sinh. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giảm tải chương trình.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập403
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại291,575
  • Tổng lượt truy cập51,647,534
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944