STEM “đánh thức” môn khoa học xã hội

Thứ năm - 24/05/2018 06:58 1.383 0
GD&TĐ - Cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Giáo viên Trường Nguyễn Siêu- Hà Nội, Giải nhất giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục Công dân, Giải nhất cuộc thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi của thành phố Hà Nội) chia sẻ: STEM không chỉ “nổi bật” ở các môn khoa học tự nhiên, các môn khoa học xã hội cũng có thể ứng dụng.
STEM  “đánh thức” môn khoa học xã hội

Dạy học ứng dụng STEM qua một góc nhìn thực tế

Theo cô Thanh Nhàn, hiểu một cách nôm na thì STEM ở GD THCS, THPT là việc vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề, những hoạt động của HS trong thực tiễn cuộc sống. Rõ ràng những môn khoa học xã hội như Giáo dục Công dân cũng có thể áp dụng dạy học tích hợp để HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, GD cho HS ý thức công dân, ý thức quan tâm, chia sẻ với cộng đồng.

Khi HS làm một sản phẩm tích hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau, thì môn Giáo dục Công dân giúp HS có ý thức nghĩ đến việc tạo ra những sản phẩm STEM có ý nghĩa, có giá trị cho xã hội, ví dụ mô hình đảm bảo an toàn giao thông, mô hình giao thông đường bộ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay các sản phẩm STEM mà HS làm vẫn có thiên hướng ứng dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên hơn, tôi cũng đang hướng HS của mình quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa các sản phẩm lao động và sáng tạo của các em, ngoài thể hiện kiến thức các môn khoa học tự nhiên, còn có rõ nét hơn kiến thức các môn khoa học xã hội, trong đó có kiến thức giáo dục công dân. Trong môn học Giáo dục Công dân có bài học về an toàn giao thông và GV có thể hướng dẫn HS làm các sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn từ những kiến thức đã học trong bài học.

Sự thú vị khi dạy và học với STEM

Những khác biệt rõ ràng nhất ở môn Giáo dục Công dân khi áp dụng STEM vào hoạt động dạy và học có thể nhận thấy ở cả cách làm giáo án của GV cũng như cách dạy, cách học. Khi chưa có STEM áp dụng vào môn học thì GV dạy môn Giáo dục Công dân vẫn theo tính định hướng về GD đạo đức và pháp luật cho HS là chính, nội dung dạy học hơi nặng về kiến thức hàn lâm và lý thuyết. Nhưng khi áp dụng STEM thì hoạt động dạy học đã thiên về thực hành nhiều hơn, vận dụng những kiến thức trong sách giáo khoa, những ý thức, thái độ của HS bằng những việc làm, hành động cụ thể của HS trong thực tiễn.

“Ví dụ, khi tôi dạy bài “Yêu thương con người”, khi chưa áp dụng STEM vào dạy học thì tôi dạy chủ yếu theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Dạy HS rằng: Yêu thương con người là gì? Ý nghĩa của yêu thương con người , rồi những việc làm thể hiện yêu thương con người, hoặc đơn thuần chỉ là những tiết lý thuyết ở trên lớp mà thôi. Nhưng khi áp dụng STEM thì bài học có 3 tiết dạy tôi chỉ dành 15 phút cho lý thuyết, thời gian còn lại trong phân bố chương trình thì tôi tổ chức cho các HS đến thăm làng trẻ em mồ côi. Khi HS trải nghiệm thực tế như vậy GV sẽ có những gợi ý để các con có thể nhận biết rõ hơn thế nào là “yêu thương con người”, hành động “yêu thương con người” có thể biểu hiện ra sao? Qua trải nghiệm thực tế thì HS nhận biết được đâu là hành vi đạo đức cần có được, cần trân trọng trong đời sống. Đúng như mục đích, ý nghĩa nội dung kiến thức của bài học cần truyền tải cho HS”- Cô Thanh Nhàn chia sẻ.

Cô Thanh Nhàn cũng cho biết, vừa là GV dạy môn Giáo dục Công dân, vừa là GV chủ nhiệm, qua hoạt động dạy học trải nghiệm với STEM, cô nhận thức rõ hơn rằng cô cần đóng nhiều vai trò trong hoạt động GD, trong công tác chủ nhiệm, cô phải vừa là GV, vừa là bạn, vừa như người mẹ của HS. Cô Thanh Nhàn khẳng định: “GV chủ nhiệm cần phải chia sẻ, gần gũi và giúp đỡ HS trong mọi hoạt động GD và cả trong việc nắm bắt cảm xúc, tâm lý của HS. STEM đã thay đổi rất nhiều không chỉ trong dạy học mà còn trong công tác chủ nhiệm của tôi”.

“Với các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” STEM đã khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong HS, đặt nền móng cho những phát kiến tương lai”- Hiệu trưởng Nguyễn Thị Minh Thúy chia sẻ với PV Báo GD&TĐ: “STEM- xu thế mới và tất yếu trong công tác dạy và học của thế kỷ 21, tích hợp ứng dụng kiến thức đã học trong sách vở để kích thích sự sáng tạo, trí tò mò khám phá khoa học và hiểu biết về đời sống. Những đam mê, sáng tạo ấy của học sinh sẽ được STEM phát huy hết khả năng. Khi tổ chức một ngày hội STEM vào tháng trước, chúng tôi thấy vui mừng khi học sinh toàn trường đã tích cực hưởng ứng thông qua việc sáng tạo và nộp nhiều sản phẩm STEM hết sức thú vị. Những sản phẩm xuất sắc nhất được trình diễn ở phần thi ấn tượng trong Ngày hội STEM. Với việc dạy và học ứng dụng STEM, hay Ngày hội STEM, nhà trường cũng như giáo viên hy vọng sẽ mở ra một bước tiến mới, giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong học tập và cha mẹ học sinh cũng cảm thấy hữu ích hơn với giáo dục STEM”.

STEM là từ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học) trong tiếng Anh. Đây là một mô hình giáo dục tiên tiến, mang xu hướng toàn cầu, được các nước áp dụng tích cực nhằm chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của học sinh trong thế kỷ 21.

Tác giả bài viết: Thạch Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập356
  • Hôm nay14,036
  • Tháng hiện tại292,166
  • Tổng lượt truy cập51,648,125
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944