Lời giảng là “linh hồn” của tiết dạy

Thứ tư - 09/05/2018 06:37 791 0
GD&TĐ - Vụ cô giáo “im lặng không giảng bài” nhiều tháng liền ở một trường trung học phổ thông ở TPHCM, đã làm dư luận “dậy sóng”, thậm chí còn bị những “anh hùng bàn phím” ném đá, chỉ trích, phê phán, với những ngôn từ khó nghe trên mạng xã hội suốt thời gian qua.
Lời giảng là “linh hồn” của tiết dạy

Bởi, đây là sự việc chưa từng có trong tiền lệ ngành Giáo dục. Suy cho cùng, mục đích, tôn chỉ của người thầy khi lên lớp là phải truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng khả năng, tài nghệ của mình.

Một thầy giáo trung bình là chỉ biết chuyển tải kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa. Thầy giáo khá là biết phân tích, mổ xẻ, xoáy sâu vấn đề để học sinh hiểu cặn kẽ, sâu sắc nội dung bài học. Thầy giáo giỏi là biết dạy cho học sinh phương pháp tự học, để rồi từ đó các em nâng dần ý thức tự giác trong học tập, tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, đầy sáng tạo của tuổi trẻ.

Thời nào cũng thế, dạy và học là một quá trình song phương, có tác động tương hỗ. Dạy tốt sẽ kích thích học tốt, sự hăng say, hứng thú của người học và ngược lại. Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của giờ học vẫn là kiến thức vững chắc của người thầy, thêm vào đó là phương pháp truyền thụ khoa học, sinh động; đòi hỏi người thầy phải có đầy đủ các khả năng: phân tích, tổng hợp, thuyết trình, giải quyết vấn đề nảy sinh; giàu kiến thức tiếng Việt, phong phú về ngôn từ, và cả nghệ thuật dẫn dụ của người “kỹ sư tâm hồn”. Có như thế, học sinh mới “mê” thầy, thầm thán phục thầy, và nguyện phấn đấu để vươn lên đạt được như thầy hoặc cao hơn, lớn hơn, bởi “hậu sanh khả úy”.

Vậy, công cụ để “rót” kiến thức vào tai học sinh chính là lời giảng. Từ giọng nói có lúc thăng, lúc trầm để nhấn mạnh nội dung chính hoặc lướt qua các vấn đề phụ; rồi kết hợp cả cử chỉ, điệu bộ, cách di chuyển tới - lui trên bục giảng. Những vấn đề được xem là mấu chốt, cốt lõi đó, hôm nay chúng tôi nêu ra không có gì mới, nhưng chưa hẳn đã cũ, bởi nếu một ai đó trong đội ngũ nhà giáo nếu chủ quan xem thường, bỏ qua thì thử hỏi, tiết dạy liệu có còn “linh hồn” của nó, và người thầy tự “biến” mình thành một cái máy ghi bảng không hơn không kém.

Thầy giáo giỏi là biết dạy cho học sinh phương pháp tự học, để rồi từ đó các em nâng dần ý thức tự giác trong học tập, tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, đầy sáng tạo của tuổi trẻ.

Tệ hại hơn là học sinh nhìn thầy, đánh giá thầy bằng con mắt... không phục. Nhớ cách đây 25 năm, lúc còn học cấp 3, lớp chúng tôi hầu như đứa nào cũng háo hức chờ đến giờ giảng văn của thầy Hoàng, giờ toán hình học của cô Thủy. Quý thầy cô ngày ấy giảng bài cho học sinh rất kỹ, chu đáo, lên lớp rất công tâm với mọi đối tượng học sinh. Nói không ngoa, thầy Hoàng giảng bài hay đến độ cả lớp há miệng im phăng phắt, thậm chí con ruồi bay ngang cũng nghe tiếng. Vừa viết, vừa giảng nhịp nhàng, uyển chuyển, có lúc chữ đầy cả bảng không lấy kịp khăn lau, thế là thầy dùng 2 bàn tay lau phấn. Trống đánh hết tiết, nhìn thầy bước ra lớp với thân hình dính đầy bụi phấn đã gây xúc động trong tâm trí non nớt của lũ trẻ chúng tôi ngày ấy.

Hình ảnh người thầy tận tâm, tận lực, hết lòng vì học sinh thân yêu đã khắc sâu vào tâm khảm, hằn sâu vào trí nhớ học trò một thuở. Rồi chính lời giảng của các thầy cô, chúng tôi luôn nâng niu trân trọng, xem là “lời vàng, ý ngọc” và luôn mang theo bên mình làm hành trang khi vào đại học, thậm chí không bao giờ nhạt phai cho đến hôm nay. Có lần, năm học lớp 11, đi học về, đang ngồi ăn cơm với cả nhà, tôi sực nhớ đến lời giảng của thầy sáng nay trên lớp, tôi bỏ đũa đứng dậy, quơ tay, múa chân, miệng lẩm nhẩm bắt chước thầy giảng bài.

Nhìn buồn cười, mẹ bảo: “Thằng này chắc thích đi sư phạm lắm rồi!”. Không phải ngẫu nhiên, tôi cũng trở thành thầy giáo, hàng ngày đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh, mang trong mình những phương pháp sư phạm tối thiểu được đào tạo ở các nhà trường, rồi nghệ thuật nói trước công chúng, cách trình bày, diễn đạt vấn đề, làm thế nào để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu... rồi phải tiếp tục học từ đồng nghiệp, học từ các “bài giảng nhớ đời” của các thầy cô thuở xưa. Tuy mệt vì một buổi dạy có 4-5 tiết nhưng chúng tôi cảm thấy tự hào vì được lên lớp, giảng bài cho học sinh.

Thiết nghĩ, câu chuyện trên đây chỉ là hiện tượng cá biệt, là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng rõ ràng, đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho đội ngũ nhà giáo chúng ta, phải kiên trì, bình tĩnh, có nghị lực vượt qua mọi áp lực từ cuộc sống, công việc để “lên lớp giảng bài”, nhằm hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của người thầy mà Nhà nước và nhân dân đã đặt trọn niềm tin tưởng, giao phó.

Hình ảnh người thầy tận tâm, tận lực, hết lòng vì học sinh thân yêu đã khắc sâu vào tâm khảm, hằn sâu vào trí nhớ học trò một thuở. Rồi chính lời giảng của các thầy cô, chúng tôi luôn nâng niu trân trọng, xem là “lời vàng, ý ngọc” và luôn mang theo bên mình làm hành trang khi vào đại học và ngay cả lúc ra trường, thậm chí không bao giờ nhạt phai cho đến hôm nay.

Tác giả bài viết: Võ Văn Dần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập650
  • Hôm nay20,238
  • Tháng hiện tại298,368
  • Tổng lượt truy cập51,654,327
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944