Lựa chọn SGK mới: Hành lang pháp lý đã đầy đủ

Thứ ba - 11/02/2020 22:54 371 0
GD&TĐ - Ngày 30/1/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 01 hướng dẫn việc chọn SGK. Như vậy, những hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới...
Lựa chọn SGK mới: Hành lang pháp lý đã đầy đủ

TS Thái Văn Tài – Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) có giải đáp liên quan việc lựa chọn SGK mới trên Báo GD&TĐ.

Thời gian dài để chuẩn bị

- Trước ngày 1/5/2020, các cơ sở GDPT phải hoàn thành chọn SGK. Tuy nhiên, hiện còn nhiều hiệu trưởng, GV, phụ huynh HS ở vùng khó chưa được tiếp cận SGK mới để nghiên cứu, lựa chọn. Vậy tiến độ, chất lượng chọn SGK tại địa phương có đáng lo ngại?

- Bộ GD&ĐT ban hành quyết định phê duyệt các danh mục SGK từ 22/11/2019. Như vậy, danh mục SGK được các NXB trình thẩm định và danh mục SGK chính thức được Bộ GD&ĐT công bố đã có khoảng thời gian khá dài. Bộ GD&ĐT cũng soạn dự thảo thông tư hướng dẫn chọn SGK với những nội dung quy định cốt lõi đăng lên mạng để lấy ý kiến rộng rãi. Như vậy, các bước chuẩn bị triển khai thực hiện được Bộ GD&ĐT chuẩn bị từ trước chứ không phải lấy mốc thời gian từ bây giờ. Do đó, trách nhiệm của các nhà trường, GV, cán bộ quản lý (CBQL)… là tiếp cận thông tin một cách chủ động từ các quyết định của Bộ GD&ĐT ban hành.

Qua theo dõi cũng cho thấy, khi công bố SGK mới và đăng dự thảo về thông tư chọn SGK đều nhận được sự chú ý của nhiều lực lượng GV, CBQL. Các địa phương cũng có ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo. Sau khi góp ý và tiếp thu ý kiến, ngày 30/1/2020 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chính thức ban hành thông tư lựa chọn SGK với những bước, điều, quy định, nội dung rõ ràng. Như vậy, các địa phương, nhà trường đã có quá trình chủ động và chuẩn bị từ trước.

Với các NXB, Bộ GD&ĐT đã có văn bản đề nghị có phương án phù hợp để cung cấp SGK đến các địa phương. Ngược lại, các địa phương chủ động liên hệ với các NXB có SGK được phê duyệt để có phương án cung ứng, cung cấp thông tin SGK đến nhà trường, GV một cách phù hợp.

Có thể nói, Bộ GD&ĐT đã có một lộ trình thực hiện đủ thời gian để các địa phương nhà trường chủ động thực hiện. Như vậy, hành lang pháp lý và các điều kiện để địa phương, phụ huynh HS, GV… thực hiện theo thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK do Bộ GD&ĐT quy định đã cơ bản đầy đủ.

Lựa chọn SGK mới: Hành lang pháp lý đã đầy đủ - Ảnh minh hoạ 2
 TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT)

- Từ ngày 1/5 - 30/6/2020, cơ sở giáo dục địa phương phối hợp với các NXB có SGK được lựa chọn tiến hành tập huấn cho GV dạy SGK lớp 1 năm 2020 - 2021. Đây được hiểu như đợt tập huấn GV sau cùng trước khi triển khai SGK mới. Ông có lưu ý gì về công tác tập huấn lần này?

- Trong năm 2019 và sau khi ban hành chương trình Bộ GD&ĐT đã tiến hành các lớp tập huấn tìm hiểu chương trình. Ở lần thay đổi này, chương trình là pháp lệnh còn SGK là phương án thể hiện chương trình. Vì vậy, khi GV nắm chắc các nội dung, quy định chương trình sẽ là bước đầu để làm quen phương pháp tổ chức dạy học và đánh giá theo Chương trình GDPT mới.

Bộ GD&ĐT cũng đã tiến hành tập huấn, tìm hiểu chương trình cho các đối tượng GV cốt cán, tổ trưởng chuyên môn, CBQL với số lượng và cơ cấu hợp lý ở từng địa phương và phủ kín toàn quốc với tinh thần đổi mới…

Như vậy, trước khi chọn SGK và trong quy trình lựa chọn có đợt sinh hoạt chuyên môn rộng rãi, tổ bộ môn chủ động nghiên cứu SGK để đánh giá nhận xét, tham vấn cho hội đồng về kết quả thảo luận chuyên môn. Đó cũng là cách tự bồi dưỡng chủ động của GV. Khi có kết quả lựa chọn SGK, NXB có đợt bổ sung tập huấn mang tính chất bổ sung thêm với những kĩ năng, tài liệu, học liệu sử dụng trong SGK, để khi thực hiện theo SGK được lựa chọn sẽ thuận lợi hơn.

Vậy, đợt tập huấn của NXB sau lựa chọn SGKvới mục tiêu 100% GV dạy lớp 1 được tập huấn mang tính chất bổ trợ thêm về mặt kĩ thuật khai thác, sử dụng học liệu trong SGK và sẽ giúp GV tự tin hơn trong việc tổ chức dạy học ở năm học 2020 – 2021.

Lựa chọn SGK mới: Hành lang pháp lý đã đầy đủ - Ảnh minh hoạ 3
Ảnh minh họa/ INT 

Không làm khó NXB

- Theo hướng dẫn quy trình lựa chọn SGK, từ 1/5 -30/8/2020 các NXB mới tiếp nhận thông tin các địa phương về kết quả lựa chọn SGK, lập kế hoạch xuất bản, phát hành SGK đến địa phương. Như vậy có gây khó khăn cho các NXB, đặc biệt với NXB được “đặt hàng” số lượng lớn?

- Công việc tập trung vào khoảng thời gian nhất định nào trong năm đã được Bộ GD&ĐT tính toán kĩ và làm việc với các NXB để đưa ra các mốc thời gian. Hơn thế, trước đây việc cung ứng SGK chỉ có duy nhất NXB Giáo dục Việt Nam nhưng hiện nay thực hiện xã hội hóa có đến 3 NXB tham gia.

Mặt khác, SGK được các địa phương lựa chọn được nhận định không tập trung ở một NXB nào và do nhiều NXB tham gia cung ứng. Vì vậy, về mặt kế hoạch và lực lượng tham gia đã có thêm nguồn lực, lực lượng tham gia công việc này.

Thời gian từ 1/5 - 30/8 là gần 4 tháng để thực hiện nên cũng cần tính toán và tiết kiệm và sử dụng thời gian một cách khoa học mới kịp tiến độ. Rất mong các NXB phối hợp cùng các nhà trường, địa phương tiếp nhận kết quả lựa chọn SGK một cách đúng quy định trong thông tư.

- Nhiều phụ huynh băn khoăn việc nắm bắt, theo dõi quá trình học tập của con khi mỗi trường tiểu học lựa chọn SGK khác nhau dẫn tới tình huống HS gặp khó khăn khi phải chuyển trường hoặc một gia đình có hai con học ở hai trường khác nhau có thể học hai SGK khác nhau. Ông lý giải sao về điều này?

- Ở lần đổi mới này chương trình là pháp lệnh. Trong chương trình có ban hành chương trình tổng thể và chương trình môn học. Trong chương trình môn học chi tiết hóa những yêu cầu cần đạt của chương trình và từ những yêu cầu cần đạt đó thì SGK là cụ thể hóa phương án tổ chức thực hiện để hình thành nên yêu cầu cần đạt của mỗi HS. Vì vậy, sau này việc tổ chức đánh giá sẽ theo chuẩn đầu ra của chương trình chứ không phải theo ngữ liệu SGK.

Nếu có tình huống chuyển trường, các con có thể học sách này hay sách kia nhưng cùng một chương trình, cùng chuẩn đầu ra. SGK là phương tiện để HS hình thành nên kĩ năng, năng lực so với chương trình quy định chứ không hề có sự khác biệt. Chuyển đổi sách học cũng đều nằm trong khung chương trình quy định. Vì vậy, phụ huynh HS cần biết và nên yên tâm để có sự đồng thuận tự tin thống nhất, không phải quá lo lắng.

Đức Trí (Thực hiện)

Tác giả bài viết: Đức Trí (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1436 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1436 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay8,968
  • Tháng hiện tại73,648
  • Tổng lượt truy cập51,925,131
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944