Luồng gió mới từ Nghị quyết 29

Thứ bảy - 13/10/2018 10:26 387 0
GD&TĐ - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; Giáo dục đã có bước tiến quan trọng cả về chất và lượng. Nghị quyết 29 như một luồng gió mới làm thay đổi diện mạo của các nhà trường. Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết:
Luồng gió mới từ Nghị quyết 29

Trước hết phải khẳng định, Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT như một luồng gió mới, tạo đà cho GD-ĐT phát triển; Đồng thời tháo gỡ được những vấn đề còn hạn chế kéo dài nhiều năm. Nói đến Nghị quyết này là nói đến sự hội tụ về trí tuệ của cả hệ thống chính trị. Vì thế tôi cho rằng, về mặt giá trị tư tưởng Nghị quyết 29 có ý nghĩa rất lớn. Trong Nghị quyết đã thể hiện rõ từ quan điểm mục tiêu tổng quát đến mục tiêu cụ thể và đặc biệt là các nhiệm vụ giải pháp rất sát thực tế.

Với những giá trị và ý nghĩa như trên, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, ngành Giáo dục đã có những chuyển động tích cực.

Ngay tại tỉnh Phú Thọ, từ các nhà trường cho đến các cơ quan quản lý giáo dục, đặc biệt là cả hệ thống chính trị đã có nhận thức rất đúng và dành nhiều sự quan tâm đến giáo dục. Việc chuyển mạnh từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực phẩm chất bước đầu đã có hiệu quả. Và đó là một trong những giá trị cốt lõi của ngành Giáo dục, hướng đến giáo dục toàn diện.

Trước kia, chúng ta nặng về việc trang bị kiến thức chưa chú trọng đến phát triển năng lực, phẩm chất người học nên học không đi đôi với hành, lý luận không gắn với thực tiễn. Có thể lý thuyết thì các em rất vững nhưng vận dụng vào thực tiễn thì rất yếu. Tuy nhiên vấn đề đã và đang được khắc phục và hiện nay đã có sự chuyển biến rõ nét. Tất nhiên, làm giáo dục phải cần một quá trình chứ không thể “ăn xổi, ở thì”. Những chuyển biến đó chính là làn gió mới được tạo ra từ Nghị quyết 29.

* Một trong những khâu đột phá khi thực hiện Nghị quyết 29 đó là đổi mới thi cử và kiểm tra đánh giá. Vậy ông nhận xét như thế nào về vấn đề này?

Luồng gió mới từ Nghị quyết 29 - Ảnh minh hoạ 2Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ: 

- Theo tôi đây là sự lựa chọn đúng hướng. Từ đó, buộc quá trình dạy học của giáo viên cũng phải đổi mới theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn của cuộc sống. Giáo viên, học sinh đã thay đổi quan niệm từ chỗ thi gì thì học nấy chuyển sang học gì thi nấy.

Cùng với đó, chúng ta cũng xác định xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ then chốt, do đó phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là tới đây sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.

* Như ông vừa phân tích về nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo. Vậy Sở GD&ĐT đã có những giải pháp gì để hỗ trợ nhà giáo phát triển?

- Một trong những giải pháp quan trọng đó là bồi dưỡng, tập huấn đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên. Theo đó, Sở GD&ĐT xây dựng được đội ngũ giáo viên cốt cán. Hiện toàn tỉnh 300 giáo viên cốt cán ở các bộ môn cấp THPT. Đội ngũ này sẽ có nhiệm vụ lan tỏa về đổi mới sinh hoạt chuyên môn, phương pháp giảng dạy đến các giáo viên khác trong toàn tỉnh và là nòng cốt trong biên soạn và thẩm định chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi đề thi, đề kiểm tra của tỉnh.

Hiện nay, chúng tôi cũng đang thực hiện đổi mới phương thức quản lý. Cụ thể chuyển từ quản lý sang quản trị và tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Trước hết là tự chủ về mặt chuyên môn, để các trường xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp.

Ngay trong năm học 2018-2019, chúng tôi đã chỉ đạo tập trung vào đổi mới sinh hoạt chuyên môn và nhất là đổi mới tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học lấy nòng cốt là cấp THPT, sau đó rút kinh nghiệm và đẩy mạnh ở các cấp học dưới.

* Được biết, tỉnh Phú Thọ có chủ trương khuyến khích phát triển các trường chất lượng cao ngoài công lập. Vậy ông có thể chia sẻ rõ hơn về chủ trương này?

- Xuất phát từ việc phân luồng học sinh, hiện nay đối với cấp THCS, chúng tôi tập trung vào việc làm tốt phân luồng. Cụ thể đến năm 2020, học sinh tốt nghiệp THCS vào học công lập đạt 58 đến 60%, số còn lại các em học ở trường ngoài công lập. Đồng thời đảm bảo từ 10 đến 15% trở lên các em đi học nghề.

Chúng tôi cũng đã tham mưu với tỉnh và tỉnh cũng đã có chỉ đạo rất tích cực để các trường nghề, các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn quan tâm đến việc dạy nghề và lựa chọn nghề để dạy cho học sinh đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đối với cấp THPT phát triển khá ổn định. Tỉnh tiếp tục quan tâm đến phát triển trường chuyên, vì đây là nơi ươm mầm phát triển tài năng, đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho địa phương.

* Hiện nay, nhiều địa phương đang thực hiện tinh giản biên chế; trong đó đội ngũ giáo viên đang là đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất. Vậy Phú Thọ thực hiện chủ trương này như thế nào, thưa ông?

- Riêng đối với Phú Thọ, chúng tôi cũng đã tham mưu cho tỉnh về việc này. Có thể nói, Thường vụ Tỉnh ủy rất quan tâm để sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, CBQL GD theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và cũng không tinh giản biên chế một cách cơ học. Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến cấp học mầm non vì hiện nay đang thiếu 2.775 giáo viên.

Hiện nay, tỉnh vẫn có chế độ hỗ trợ hợp đồng giáo viên, đồng thời thường xuyên quan tâm đến việc bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ các thầy, cô giáo. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, tỉnh cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các trường mầm non ngoài công lập để giảm bớt gánh nặng về ngân sách cho Nhà nước và đáp ứng với yêu cầu về tăng quy mô trường lớp. Đồng thời, tạo điều kiện để phát triển các trường mầm non chất lượng cao, đáp ứng theo yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.

Còn đối với cấp tiểu học, hiện nay Phú Thọ cũng đang duy trì tốt phổ cập đối với tiểu học đạt chuẩn mức 3 - mức cao nhất. Chúng tôi cũng đang tập trung chuẩn bị thật tốt cho việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa mới.

Xin cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: Minh Phong - Nam Khánh (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập293
  • Hôm nay14,314
  • Tháng hiện tại292,444
  • Tổng lượt truy cập51,648,403
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944