Quảng Ninh: Đẩy mạnh đổi mới dạy và học ngoại ngữ

Thứ bảy - 13/10/2018 07:51 589 0
GD&TĐ - Hiện thực hóa Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, trên khắp các địa bàn tỉnh Quảng Ninh, phong trào đổi mới dạy và học ngoại ngữ đang lan tỏa rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, nhu cầu nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, giao tiếp và làm việc trong nhân dân, tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.
Quảng Ninh: Đẩy mạnh đổi mới dạy và học ngoại ngữ

Nỗ lực nâng cao chất lượng

Theo ông Ngô Văn Hợi, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT thực hiện chương trình “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”. Bằng nhiều biện pháp quyết liệt, Quảng Ninh đang triển khai hết sức bài bản ở các cấp học: Đến năm 2020, chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm chương trình cho trẻ làm quen với ngoại ngữ do Bộ GD&ĐT ban hành.

Đến năm 2025, 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học chương trình ngoại ngữ 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12). Từ năm học 2018-2019, triển khai dạy tiếng Anh tiểu học cho khoảng 60% số học sinh từ lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt 100% vào năm học 2023-2024 đối với khu vực miền núi; 70% số học sinh từ lớp 3 vào năm học 2018-2019 và 100% vào năm học 2022-2023 đối với khu vực còn lại. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 là môn học bắt buộc.

Bà Nguyễn Thị Thu Hạnh – Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học, cho biết thêm: Ở bậc trung học, chúng tôi đang đẩy mạnh triển khai chương trình ngoại ngữ mới tại các trường phổ thông. Cụ thế, từ năm học 2022 - 2023, triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình tiếng Anh 10 năm cho 100% số học sinh lớp 6, 7, 8, 9. Từ năm học 2023 - 2024 triển khai dạy cho 100% học sinh lớp 10 theo chương trình tiếng Anh 10 năm.

Tiếp tục triển khai dạy tiếng Pháp trên địa bàn tỉnh; từng bước tăng cường tổ chức dạy tiếng Trung Quốc tại các địa phương ở gần biên giới với Trung Quốc. Dạy thí điểm tiếng Nhật là ngoại ngữ 2 đối với một số trường trên địa bàn có điều kiện phù hợp. Đặc biệt, tiếp tục thực hiện các chương trình dạy và học môn Toán và một số môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở một số nhà trường.

Tạo sức lan tỏa lớn

Là một tỉnh biên giới lại có di sản thiên nhiên thế giới, có đông du khách nước ngoài đến tham quan nên Quảng Ninh rất có ý thức về việc không chỉ học sinh cần có ngoại ngữ tốt mà cán bộ, nhân dân cũng nên có ngoại ngữ căn bản. Chính vì thế, Quảng Ninh đã không chỉ đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường mà cả ngoài xã hội.

Chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trong dạy và học ngoại ngữ ngoài nhà trường và tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng Anh (có sự tham gia của người nước ngoài) cho học sinh các trường phổ thông vào ngoài giờ chính khóa. Khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ tổ chức tăng cường dạy học tiếng Trung tại các địa phương khu vực biên giới gần Trung Quốc. Thực hiện các chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục thường xuyên đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội;

Bà Trương Thị Thúy Vân – Trưởng phòng GDCN&GDTX, cho rằng: Chúng tôi xác định, để đạt được mục đích mọi người dân có một nền tảng ngoại ngữ căn bản thì cần phải thực hiện tốt các chương trình bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ), ưu tiên các chương trình tự bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ). Để hiện thức hóa việc này, đối với giáo dục nghề nghiệp, cần chú trọng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy - học của nhà giáo tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Những giải pháp và kiến nghị

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ngô Văn Hợi, cho rằng: Yêu cầu đầu tiên để đáp ứng mục đích dạy và học ngoại ngữ theo mục tiêu trên là cần xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và chất lượng. Đảm bảo đủ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn, theo đúng cơ cấu trong các cơ sở giáo dục.

Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành công tác rà soát năng lực ngoại ngữ của giáo viên tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục để bồi dưỡng đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ cho giáo viên chưa đạt chuẩn. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho giáo viên tiếng Anh các cấp học chưa đạt chuẩn. Đảm bảo đến hết năm 2019, 100% giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam (bao gồm cả giáo viên hợp đồng).

Trong nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên toàn tỉnh, được biết Quảng Ninh đã quyết tâm nói không với những giáo viên sau 3 lần bồi dưỡng năng lực mà vẫn không đạt chuẩn. Tỉnh cũng đang tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo hướng ưu tiên trước giáo viên cận chuẩn; khuyến khích giáo viên tự chủ trong bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Đồng thời tăng cường tập huấn, bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ để giảng dạy ngoại ngữ trong lớp học; phương pháp giảng dạy; ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm tra, đánh giá và tổ chức các hoạt động đổi mới trong dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên phổ thông và giáo viên của các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm HN&GDTX, GDNN-GDTX , cơ sở giáo dục có tổ chức dạy ngoại ngữ về giảng dạy, kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ trong nước. 

 Để việc dạy và học ngoại ngữ thực sự hữu hiệu và có sức lan tỏa, theo bà Vũ Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Bộ GD&ĐT, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia cần sớm ban hành Chương trình cho trẻ làm quen với ngoại ngữ đối với cấp học mầm non để làm căn cứ thực hiện tại các địa phương và đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Trước mỗi khóa tập huấn, cần khảo sát nhu cầu của giáo viên để phù hợp với điều kiện thực tế.

Tác giả bài viết: Hà An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập356
  • Hôm nay15,158
  • Tháng hiện tại293,288
  • Tổng lượt truy cập51,649,247
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944