Marketing, ngành mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần

Thứ năm - 24/02/2022 02:26 344 0
GD&TĐ - Sự toàn cầu hóa đã làm cho sự canh tranh càng sôi động hơn. Ngày nay, việc thành bại của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của hoạt động marketing.
Marketing, ngành mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần

Marketing không chỉ quan trọng đối một doanh nghiệp mà những kiến thức marketing còn được áp dụng trong các lĩnh vực khác.

Do đó, nhu cầu nhân lực ngành marketing rất lớn và ngành này trở nên thu hút nhiều sự quan tâm cao của học sinh, sinh viên trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. 

Ngành marketing là gì?

Marketing thực chất là một chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới khách hàng nhằm phát hiện ra và thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.

Quá trình marketing bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường, hoạch định và phát triển sản phẩm, xây dựng các chính sách giá, thiết kế và triển khai hệ thống phân phối, triển khai các chiến dịch truyền thông, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Mục tiêu cao nhất của marketing là mang lại giá trị cho khách hàng thông qua việc thõa mãn nhu cầu và mong muốn của họ và giá trị thông qua lợi nhuận và lợi ích cho doanh nghiệp, các bên có liên quan trong và ngoài doanh nghiệp.

Marketing, ngành mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần - Ảnh minh hoạ 2
Sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM học tập trong cơ sở hiện đại

Ngành marketing học những gì?

Hiện tại có nhiều trường đại học có ngành học marketing với mục tiêu cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng sống cần cho công việc.

Khi theo học tại các trường có bề dày truyền thống, người học được đào tạo một cách hệ thống những kiến thức lý thuyết và thực tiễn, và được trang bị những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề chuyên môn và thực hiện các nhiệm vụ của marketing hiện đại trong xu thế chuyển đổi số.

Cụthể như phân tích thị trường, phát hiện các xu hướng khách hàng và cạnh tranh, hoạch định và triển khai các chương trình marketing hiệu quả gồm cả marketing trực tuyến, xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh, thiết lập và duy trì mối quan hệ vững chắc với khách hàng.

"Các môn học ngành marketing bao gồm quản trị marketing, nghiên cứu marketing, hành vi khách hàng, phát triển sản phẩm mới, truyền thông marketing…

Điểm đặc biệt là người học có thể chọn các môn học chuyên ngành cụ thể để theo đuổi một trong hai hướng nghề nghiệp là hướng làm marketing trong doanh nghiệp với các môn như quản trị bán hàng, quản trị kênh phân phối, thương mại điện tử… hay hướng làm việc trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ marketing (công ty quảng cáo,…) với các môn như digital marketing, quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện và tài trợ" - PGS.TS Trịnh Thùy Anh- Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Mở TP.HCM nói. 

Theo PGS.TS Trịnh Thùy Anh, tại Trường ĐH Mở TPHCM bên cạnh các kiến thức chuyên môn, kiến thức giáo dục đại cương thì người học các ngành kinh doanh bao gồm ngành marketing  còn được các học phần kỹ năng như tư duy phản biện và sáng tạo, giá trị sống, trí tuệ cảm xúc và tư duy tích cực, nhận diện bản thân, xác định mục tiêu…

"Đây là những kỹ năng rất cần thiết để người làm marketing có thể đương đầu hiệu quả với các thử thách cao của công việc, vượt qua các áp lực của công việc và phát huy khả năng sáng tạo của bản thân", PGS.TS Thùy Anh chia sẻ. 

Marketing, ngành mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần - Ảnh minh hoạ 3
Sinh viên theo học ngành marketing có cơ hội được doanh nghiệp tuyển dụng ngay khi vừa tốt nghiệp 

Tốt nghiệp ngành marketing làm những công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp, người học ngành marketing có thể phát triển sự nghiệp theo một trong hai hướng:

- Làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, các tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức xã hội) với các vị trí việc làm như chuyên viên kinh doanh, chuyên viên bán hàng, chuyên viên marketing, chuyên viên xây dựng và phát triển nhãn hàng., chuyên viên quản lý sản phẩm.

- Làm việc tại các doanh nghiệp / tổ chức cung cấp dịch vụ marketing như công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường… với các vị trí việc làm như chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên sáng tạo, chuyên viên viết nội dung truyền thông, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên gia lập kế hoạch truyền thông…

Ngành marketing được xem là một ngành “nóng” hiện nay vì nhu cầu nhân lực rất lớn, khi mà bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào muốn phát triển mạnh mẽ đều cần đến marketing.

Theo thống kê từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thì ngành marketing dẫn đầu các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao và có mức lương cao nhất hiện tại ở Việt Nam.

Trung bình mỗi năm ngành marketing sẽ cần đến hơn 10.000 lao động trở lên và thu nhập của một nhân viên marketing hiện nay sẽ dao động từ 400 USD đến hơn 1000 USD/ tháng. 

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1351 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1049 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay1,809
  • Tháng hiện tại51,768
  • Tổng lượt truy cập49,757,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944