Mô hình tự chủ tài chính tại trường THPT: Áp lực đòi hỏi nhà trường nỗ lực

Thứ hai - 11/01/2021 00:09 908 0
GD&TĐ - UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD&ĐT xây dựng và đề xuất phương án nâng mức tự chủ tài chính với các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục theo hướng phát triển trường chất lượng cao…
Mô hình tự chủ tài chính tại trường THPT: Áp lực đòi hỏi nhà trường nỗ lực

Liệu mô hình này có phát huy được chất lượng và mục tiêu như mong muốn?

Gỡ khó để nâng chất lượng GD-ĐT

Với mức thu học phí khoảng 5 triệu đồng/tháng, cao gấp nhiều lần so với học phí của trường công lập đại trà, nhưng năm học nào, Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) cũng có hơn 1.000 HS theo học. Không những thế, trường còn thuộc tốp những trường có điểm chuẩn đầu vào cao trong khu vực. Từ một trường bán công chuyển sang tự chủ tài chính hoàn toàn từ năm 2008 đến nay, trường vững vàng phát triển, được công nhận là trường THPT chất lượng cao. Tất cả là nhờ việc khẳng định chất lượng đào tạo.

Thầy Hà Xuân Nhâm - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú chia sẻ: Chuyển sang tự chủ tài chính hoàn toàn, mọi chi tiêu của trường đều phụ thuộc vào khoản thu duy nhất là học phí. Do đó, nhà trường xác định, phải thu hút HS bằng việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nhà trường đã tuyển chọn và phát triển đội ngũ GV đạt trình độ, đáp ứng yêu cầu. Trong quá trình dạy học, các GV luôn có sự đánh giá, theo dõi của Hội đồng nhà trường, toàn thể GV, HS và phụ huynh. Mỗi năm hai lần, nhà trường tổ chức lấy ý kiến đóng góp của HS, phụ huynh về GV, giúp các thầy, cô giáo điều chỉnh, hoàn thiện hơn.

Đáng lưu ý, mức lương GV nhận được dựa theo năng lực và kết quả đánh giá này đã khuyến khích được đội ngũ tâm huyết, đào sâu chuyên môn và chịu khó đổi mới phương pháp dạy. Theo nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, trường được phép chi lương tối đa gấp 2 lần lương cơ bản. Ngoài ra, dựa theo đề án vị trí việc làm của nhà trường, cán bộ, GV có thể kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ, làm khoán theo định mức để tăng thu nhập.

Bên cạnh việc bảo đảm các chương trình, kế hoạch của ngành, trường còn chủ động, sáng tạo phát triển các chương trình liên kết, ngoại khóa, hội thảo; thực hiện tích hợp liên môn, đổi mới phương thức dạy và học, bổ sung thêm nhiều môn học như văn hóa đọc, tin học văn phòng MOS, kỹ năng sống, các môn thể thao... giúp HS phát triển toàn diện.

Trường THPT Hoàng Cầu - Đống Đa (Hà Nội) cũng hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính toàn phần, tuy nhiên chưa phải là chất lượng cao. Cô Lưu Thị Lập - Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Cơ sở vật chất của trường còn nhiều khó khăn nên chưa thể xây dựng mô hình chất lượng cao. Do đó, học phí của trường mới chỉ ở mức hơn 1 triệu đồng/tháng, vừa chi các hoạt động chuyên môn, hoạt động khác cũng như sửa sang, nâng cấp cơ sở vật chất. Vì vậy, trường gặp khá nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động dạy - học…

Tuy nhiên, để thu hút HS và để các em được thụ hưởng chương trình giáo dục đào tạo chất lượng, nhiều năm nay, nhà trường không ngừng đổi mới, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp… Bắt đầu từ thay đổi nhận thức, tập thể cán bộ, GV, nhân viên nhà trường đã hành động để bảo đảm chất lượng đầu ra, coi đây là “chìa khóa” để hút đầu vào.

Cô Lập chia sẻ: Trường tạo điều kiện để HS muốn học, thích học từ những giờ học hạnh phúc, ứng dụng CNTT vào dạy học, những câu lạc bộ yêu thích như: Truyền thông, nhiếp ảnh, nghệ thuật, Humans of Hoang Cau… Tổ chức cho HS học và khi tốt nghiệp có chứng chỉ Tin học quốc tế MOS. Xây dựng riêng bộ tài liệu dạy kỹ năng sống cho HS Hoàng Cầu.

Chất lượng giáo dục ngày càng được khẳng định, tuy nhiên theo cô Lập, để đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như nâng chuẩn ngoại ngữ cho HS đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, hỗ trợ. Bên cạnh đó, thành phố cần có cơ chế hướng dẫn hoạt động, công tác thu - chi cho trường học thuộc mô hình công lập tự chủ tài chính toàn phần… để trường có cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo.

Từng bước chuyển đổi mô hình

Mới đây, dư luận băn khoăn trước thông tin một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội sẽ chuyển đổi sang mô hình tự chủ tài chính với mức học phí cao hơn nhiều so với hiện nay.

Theo đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội, đơn vị đang trình UBND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết theo hướng không làm chất lượng cao toàn bộ mà chỉ thực hiện chất lượng cao một phần. Có nghĩa, khi thực hiện, năm đầu tiên tuyển sinh, HS lớp 10 sẽ thực hiện mô hình chất lượng cao, thu học phí theo mô hình này. Những lớp trên như lớp 11, 12 đang học theo chương trình đại trà, nếu phụ huynh không đồng tình vẫn tiếp tục học theo chương trình này và thu học phí theo Nghị định 86 của Chính phủ (217.000 đồng/tháng).

Lãnh đạo Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho biết, năm học 2020 - 2021, trường vẫn hoạt động theo mô hình trường công lập với mức thu học phí theo quy định. Trong những năm tiếp theo, nếu được phê duyệt, nhà trường sẽ thực hiện lộ trình bắt đầu từ lớp 10. Nhà trường sẽ công khai thông tin về mô hình, học phí… trong thông báo tuyển sinh để cha mẹ HS, HS biết để lựa chọn đăng ký vào trường. Các lớp 11, 12 vẫn tiếp tục thực hiện theo mô hình đại trà với mức học phí theo quy định.

Đến thời điểm này, Hà Nội chưa thực hiện tổng kết mô hình tự chủ này nhưng theo chủ trương, đây sẽ là một trong những mô hình xã hội hóa nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời giảm biên chế và nguồn ngân sách của Thủ đô. Ông Nguyễn Thanh Bình - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND thành phố Hà Nội cho biết: Giải pháp chuyển trường công lập sang tự chủ tài chính được thực hiện theo quy định, nghị định của Chính phủ. Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đang thí điểm thực hiện mô hình này. 

“Thực hiện mô hình chất lượng cao tự chủ tài chính nhà trường chịu nhiều áp lực. Trong đó, việc chênh lệch học phí giữa trường công lập được cấp ngân sách và trường tự chủ là rất lớn. Phụ huynh HS khi chọn mô hình học này cho con thường nghiên cứu kỹ từ chương trình đến chất lượng giáo dục của trường qua nhiều năm. Áp lực này đòi hỏi mỗi nhà trường tự chủ phải nỗ lực gấp nhiều lần để khẳng định uy tín, cam kết được chất lượng đầu ra với xã hội, với nhân dân”. - Thầy Hà Xuân Nhâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập726
  • Hôm nay35,361
  • Tháng hiện tại313,491
  • Tổng lượt truy cập51,669,450
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944