Môi trường mầm non thân thiện cần tiêu chí nào?

Thứ bảy - 31/08/2019 23:19 1.014 0

Môi trường mầm non thân thiện cần tiêu chí nào?

GD&TĐ - Xây dựng môi trường giáo dục (GD) cho trẻ mầm non là vấn đề cấp thiết, được ưu tiên hàng đầu trong việc GD trẻ. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, trẻ sẽ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức thẩm mỹ, lao động.

Hiện thực hóa chương trình GD

Cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Khoa GDMN, Trường CĐSP T.Ư cho rằng, đối với trẻ mầm non, môi trường GD là khoảng không gian sống thân thiện. Môi trường đó đáp ứng được sở thích và khả năng, phong cách học tập riêng của mỗi trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ, gia đình và cộng đồng cùng tham gia đóng góp, xây dựng.

Theo cô Mỹ Hạnh, xây dựng và sử dụng môi trường GD để hiện thực hóa mục đích GD. Một là, môi trường GD phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu GD mầm non nói chung và mục tiêu GD cho trẻ MN 5 tuổi nói riêng. Hai là, thiết kế môi trường phải phù hợp với mục đích tổ chức hoạt động cho trẻ.

Khi thiết kế môi trường GV cần phải trả lời các câu hỏi: Thiết kế môi trường để làm gì, thực hiện mục đích gì? Hoặc ngược lại, dựa vào những điều kiện có sẵn của môi trường, GV suy nghĩ, xem xét có thể sử dụng những điều kiện đó nhằm đạt được mục tiêu GD nào?

Chẳng hạn, để thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ kể chuyện, nếu đặt mục tiêu phát triển kỹ năng nghe cho trẻ, GV cần tạo ra môi trường yên tĩnh, thoải mái. Giọng kể của GV rõ ràng, hấp dẫn, biểu cảm. Các phiếu bài tập đánh giá kết quả lắng nghe của trẻ. Nếu đặt mục tiêu phát triển kỹ năng thể hiện minh họa nội dung truyện qua hình thức đóng kịch thì cần chuẩn bị môi trường, không gian cho trẻ hoạt động, trang phục, đạo cụ phục vụ cho việc thể hiện nội dung câu chuyện.

Môi trường mầm non thân thiện cần tiêu chí nào? - Ảnh minh hoạ 2
Cần chú ý khi lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị trong lớp. Ảnh minh họa

Phù hợp với từng lứa tuổi

Cô giáo Vũ Thị Thanh Huyền, Khoa GDMN, Trường CĐSP T.Ư chia sẻ, xây dựng môi trường lớp học thân thiện cần phải tính đến đặc điểm của trẻ như: Lứa tuổi, mức độ phát triển, hứng thú, khả năng của trẻ… Chính vì vậy, cần chú ý khi lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị trong lớp cũng như bố trí, sắp xếp chúng trong môi trường cho phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.

Môi trường mầm non do GV xây dựng sẽ đặt đứa trẻ vào vị trí chủ thể tích cực của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, góp phần hình thành quan điểm, chính kiến riêng, tính tự giác, sáng tạo của trẻ. Trong khi đó, mỗi trẻ là một con người riêng biệt. Trẻ có khả năng, hứng thú, thế mạnh, thiên hướng khác nhau, tính cách khác nhau, cách học khác nhau, nhịp độ phát triển khác nhau… Việc xây dựng môi trường GD phù hợp với đặc điểm từng cá nhân trẻ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Theo cô Huyền, trẻ 2 - 3 tuổi thường chơi cạnh nhau, quan sát bạn chơi và bắt chước nhưng không hợp tác, vì vậy đồ dùng, đồ chơi cần chuẩn bị nhiều để mỗi trẻ có cơ hội được thao tác với đồ dùng, đồ chơi. Khả năng vận động của trẻ lứa tuổi này còn hạn chế, để hình thành và rèn tính kiên trì, sự tập trung chú ý cho trẻ, các đồ chơi, đồ dùng cần có kích thước lớn để trẻ dễ nắm, dễ cầm, thực hiện thành công các thao tác.

Đối với trẻ 3 - 4 tuổi, đồ chơi có thể không cần quá nhiều về chủng loại mà chủ yếu là đồ chơi có sẵn cho trẻ sử dụng. Để phát triển khả năng vận động và ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này, cần bố trí lớp học thành những chỗ cao, thấp, trang bị bóng lớn, xe đạp, tranh vẽ to, sách với những trang dày, cứng chắc chắn….

Ở trẻ 4 – 6 tuổi, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh. Trẻ có nhu cầu vui chơi trong nhóm bạn bè và có khả năng hợp tác làm việc trong nhóm, vì vậy cần tạo không gian để trẻ có thể chơi theo nhóm. Ở lứa tuổi này, trẻ thích trò chơi đóng kịch nên cũng cần chuẩn bị cho trẻ có thể biểu diễn. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong lớp chú ý đến sự phong phú về chủng loại, đặc biệt là những nguyên vật liệu mở và các phương tiện để trẻ được sáng tạo.

Theo cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, để xây dựng lớp học hạnh phúc thì không khí trong lớp học cũng sẽ ảnh hưởng tới thái độ và động cơ học tập của trẻ. Cần đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình.

Tác giả bài viết: Lê Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1392 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2410 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:479

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập692
  • Hôm nay18,872
  • Tháng hiện tại34,029
  • Tổng lượt truy cập50,582,405
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944