Triển khai chương trình giáo dục mới: Chủ động đi tắt, đón đầu

Chủ nhật - 01/09/2019 19:09 694 0

Triển khai chương trình giáo dục mới: Chủ động đi tắt, đón đầu

GD&TĐ - Nhờ thực hiện tốt chương trình giáo dục nhà trường, các cơ sở giáo dục đã huy động thêm nhiều nguồn lực phục vụ cho các hoạt động dạy học; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục. Đây cũng là bệ phóng để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sức sống mới

Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Trong thời gian dài, việc xây dựng và quản lí chương trình giáo dục phổ thông chủ yếu theo định hướng tập trung hóa. Cả nước thực hiện theo một chương trình và một bộ sách giáo khoa, kế hoạch dạy học thống nhất như nhau.

Việc quản lí và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông còn rập khuôn máy móc, áp đặt từ Bộ đến cơ sở GD nên không phát huy được vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên, cán bộ quản lí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục của các vùng miền khác nhau, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Chính vì vậy, việc giao quyền tự chủ trong thực hiện chương trình, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên trong thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đang được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt.

Công việc phát triển giáo dục nhà trường còn có ý nghĩa phản hồi, giúp các cơ quan nghiên cứu và phát triển chương trình giáo dục quốc gia, tham khảo, điều chỉnh nội dung và chuẩn chương trình. Giúp các tác giả sách giáo khoa rút kinh nghiệm về mức độ và cách thức thể hiện ngày càng phù hợp với thực tiễn hơn; khắc phục tình trạng một chiều trong quy trình thiết kế chương trình giáo dục lâu nay.

Trong những năm qua, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đi trước một bước trong việc vận dụng linh hoạt chương trình giáo dục quốc gia vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Nhà trường chủ động phân bổ lại kế hoạch dạy học, thêm bớt một số nội dung giáo dục, tổ chức hoạt động và các hình thức sinh hoạt đa dạng và phong phú mang đậm bản sắc của nhà trường. Thực chất đó chính là thực hiện công việc phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

Không chỉ định hướng phát triển năng lực học sinh, các cơ sở giáo dục đã huy động thêm nhiều nguồn lực phục vụ cho các hoạt động dạy học; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục.

Triển khai chương trình giáo dục mới: Chủ động đi tắt, đón đầu - Ảnh minh hoạ 2
 Định hướng phát triển năng lực học sinh. Ảnh minh họa/ Internet

HS là trung tâm mọi hoạt động GD

Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) là đơn vị áp dụng thành công chương trình nhà trường trong những năm học vừa qua. Thầy Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm chia sẻ: Chất lượng cao không phải là đầu ra, mà là không ngừng nâng cao chất lượng.

Với quan điểm như vậy, lãnh đạo nhà trường đánh giá việc xây dựng kế hoạch nhà trường là vấn đề then chốt, quan trọng nhất để triển khai các hoạt động giáo dục làm sao cho phù hợp.

Việc xây dựng phát triển chương trình nhà trường là động lực để nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng GD-ĐT, từ đó khẳng định vị thế trong xã hội, được cha mẹ học sinh và HS tin cậy.

Trong những năm qua, từ cán bộ quản lí đến đội ngũ giáo viên nhân viên có nhiều nỗ lực để đạt được kế hoạch giáo dục ngày càng hoàn thiện, đem đến những nội dung, hình thức hoạt động GD thích hợp, hiệu quả hơn đối với học trò.

Việc xây dựng chương trình giáo dục nhà trường bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, thành phố, Sở GD&ĐT, sau đó dựa vào nhu cầu thực tiễn của nhà trường. 

Với Trường THPT Phan Huy Chú, HS sẽ được chia làm 2 ban theo đăng kí là KHTN và KHXH. Ở cả 2 ban này về cơ bản các bộ môn Toán, Văn, Tiếng Anh được cấu trúc gần tương đương nhau. HS có nhiều lựa chọn qua việc xây dựng kế hoạch GD ở từng bộ môn. Vì có 2 lựa chọn như vậy nên mỗi học trò có một thời khóa biểu khác nhau. Khi HS thực hiện những lựa chọn này sẽ phá vỡ cơ cấu của lớp vì 2 HS trong cùng 1 lớp có nguyện vọng, nhu cầu khác nhau. Cho nên mỗi học trò có một thời khóa biểu.

Để làm được việc này, nhà trường phải xác định rõ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất xem có đáp ứng được không. Tiếp đến là làm thế nào để xếp thời khóa biểu đúng như nguyện vọng, nhu cầu của HS. Đây là việc khó khăn nếu không rà soát trước nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thì chắc chắn không thể đáp ứng được.

Khi được hoạt động, học nhóm, trải nghiệm, sẽ phát triển nhiều năng lực cho HS. Hơn nữa, khi lồng ghép các kĩ năng sống, bổ sung thêm một số bộ môn như văn hóa đọc sẽ giúp HS có thói quen và kĩ năng đọc sách hiệu quả.

Tác giả bài viết: Vân Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập866
  • Hôm nay52,238
  • Tháng hiện tại330,368
  • Tổng lượt truy cập51,686,327
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944