Nghề giáo - nghề sáng tạo

Chủ nhật - 07/04/2019 23:53 538 0

Nghề giáo - nghề sáng tạo

GD&TĐ - Trong các nhà trường hiện đại, dù có sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì vai trò quyết định nhất đối với chất lượng giáo dục vẫn thuộc về năng lực của người thầy. Vì thế, chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới đòi hỏi giáo viên những chuyển biến tích cực trong chuyên môn để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của dạy học.

Những bài giảng không lặp lại 

Gần 20 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Phú (Thanh Hóa) cho biết: Phát triển nghề nghiệp là nhu cầu tự thân, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới GD. Chỉ với kiến thức kĩ năng được học trong trường sư phạm từ nhiều năm trước mà không tự học, tự đào luyện thường xuyên liên tục sẽ gặp khó khăn trong quá trình đổi mới dạy học. Một người thầy giỏi mới có thể đào tạo nên những học trò giỏi và thổi lên trong học sinh niềm đam mê học tập, tìm hiểu kiến thức.

Nhiều người vẫn nghĩ dạy học là nhàm chán khi các bài giảng lặp lại từ năm này qua năm khác, từ lớp này qua lớp khác. Nhưng điều đó chỉ đúng với cách giảng bài xưa cũ, cách đây mấy mươi năm. Ngày nay, làm nghề giáo là phải không ngừng sáng tạo, vì mỗi bài giảng không hề lặp lại 
Cô Hương chia sẻ.

Giáo dục trên thế giới và trong nước không ngừng phát triển. Vì vậy, để không bị tụt hậu và đáp ứng được chuyên môn thì giáo viên phải bồi đắp, nâng cao kiến thức là việc tất yếu.

Rất nhiều giáo viên giỏi, luyện học sinh giỏi quốc gia và quốc tế khi trao đổi về vấn đề tự bồi dưỡng kiến thức đã cho biết họ không đặt ra thời gian mỗi ngày nghiên cứu, đọc thêm tài liệu bao nhiêu. Họ tự học, tự nâng cao kiến thức cho mình bất cứ khi nào có thời gian rảnh. 

Mỗi câu hỏi của học sinh đặt ra, một cách trình bày bài tập theo phương pháp mới của những học sinh giỏi là một lần họ phải suy nghĩ, đào sâu thêm kiến thức để mang đến cho các em những kiến thức tổng quát hơn, nâng cao hơn.

Đồng quan điểm với nghề giáo là nghề sáng tạo, GV cần tự học và nâng cao kiến thức. Cô giáo Quản Thị Huệ, giáo viên môn Địa lý, Trường Hữu nghị T78 cũng cho biết: Với người giáo viên, không phải là truyền đạt thật nhiều kiến thức mình có cho học sinh, mà phải hướng dẫn phương pháp học, tạo cảm hứng giúp các em khám phá, tìm hiểu điều mình cần và giúp các em tự học tích cực, truyền cho các em ngọn lửa say mê với tri thức. Vì thế, mỗi tiết lên lớp, tôi đều cân nhắc phương pháp và lượng kiến thức sao cho phù hợp với từng học sinh.

Cô Huệ quan niệm: Đổi mới dạy học, điều quan trọng là hướng tới người học. Trong một bài học dạy cho 6 lớp thì cũng phải có 6 cách dạy khác nhau. Học sinh của trường là người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, sự phân hóa về khả năng nhận thức rất lớn nhưng các em đều ham học hỏi, ý thức học tập tốt.

Nghề giáo - nghề sáng tạo - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa

Sáng tạo không ngừng

Hơn 30 năm trong nghề dạy học, cô giáo Bùi Thị Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô (Quảng Ninh) cho biết: Xu thế mới của giáo dục hiện nay là tạo ra những học sinh toàn diện, phát huy tối đa năng lực trong quá trình học tập… Vì vậy, người thầy với vai trò tổ chức, hướng dẫn quá trình sư phạm nhất định phải trở thành tấm gương về tự học, thành thạo kĩ năng tự học. Chỉ có tự học, tự nâng cao tri thức mới có thể giúp người giáo viên tìm được chỗ đứng tốt nhất trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang dần dần thay đổi phương pháp dạy cũ - học theo kiểu “thầy chép, trò ghi, thi học thuộc” - được xem là lực cản đối với công cuộc đổi mới giáo dục - sang phương pháp dạy mới lấy người học làm trung tâm. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh cách thu nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực, giải đáp những thắc mắc khi cần thiết.

“GV phải thường xuyên, liên tục phát triển nghiệp vụ chuyên môn, đổi mới sáng tạo trong mỗi bài giảng”, đó là chia sẻ của cô giáo Đoàn Thị Hải Lý, Tổ trưởng Tổ Văn, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) .

27 năm gắn bó với nghề dạy học, tiên phong trong việc đưa dự án vào giảng dạy Văn trong nhà trường, cô Lý nhận ra rằng, GV có thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thì mới nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn lực con người trong giai đoạn mới.

Mỗi giai đoạn, yêu cầu đào tạo sẽ có những đòi hỏi mới. Giáo viên không liên tục, thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sẽ không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nhân lực ấy.

Tuy nhiên, thường xuyên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ không phải là quan tâm đến nội dung chuyên môn, những đổi mới về nội dung môn học mà mình giảng dạy, giáo viên cần quan tâm đến đổi mới phương pháp giảng dạy để đem đến hứng thú cho học sinh, thay đổi không khí giờ học. Không nhất thiết phải “đoạn tuyệt” với phương pháp cũ, phương pháp truyền thống nhưng cũng phải chủ động thay đổi, tiếp cận các phương pháp mới để nâng cao chất lượng giảng dạy.cô giáo Đoàn Thị Hải Lý

Tác giả bài viết: Trịnh Huyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập771
  • Hôm nay30,899
  • Tháng hiện tại309,029
  • Tổng lượt truy cập51,664,988
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944