Ngưỡng điểm các ngành “hot” có tăng khi xét tuyển qua thi Đánh giá năng lực?

Thứ năm - 08/04/2021 04:59 247 0
GD&TĐ - Ngay sau khi ĐHQG TPHCM công bố kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2021 đợt 1, hàng loạt trường ĐH mở cổng nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức này.
Ngưỡng điểm các ngành “hot” có tăng khi xét tuyển qua thi Đánh giá năng lực?

Liệu điểm chuẩn xét tuyển các ngành “hot” năm nay có tăng mạnh?

Chỉ tiêu tăng nhẹ

Thống kê từ ĐHQG TPHCM, năm 2021 số trường đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐHQG làm phương thức xét tuyển tương đương năm ngoái với khoảng 70 trường ĐH - CĐ (10 đơn vị trong ĐHQG và 60 đơn vị ngoài). Tuy nhiên, số chỉ tiêu xét tuyển dành cho phương thức này tăng lên, nhất là từ 10 đơn vị thành viên của ĐHQG TPHCM. Đơn cử, Trường ĐH Kinh tế - Luật và Trường ĐH KHXH&NV TPHCM dành 50% tổng chỉ tiêu; Trường ĐH Bách khoa TPHCM dành 70% chỉ tiêu xét vào trường. Các trường ngoài ĐHQG TPHCM phần lớn đều giữ nguyên tỉ lệ xét tuyển phương thức này từ 5 - 10%/tổng chỉ tiêu của đơn vị. 

Là hai đơn vị công bố mở cổng và nhận hồ sơ xét tuyển cho phương thức xét điểm thi ĐGNL, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) và ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) tiếp tục dành 5% trên tổng số hơn 10.000 chỉ tiêu của hai đơn vị với mức điểm xét tuyển từ 650 điểm trở lên (bằng năm ngoái). Riêng ngành Dược của HUTECH điểm xét là 725 điểm trở lên.

Trường ĐH Ngân hàng TPHCM năm nay dành khoảng 10% tổng chỉ tiêu cho phương thức này. Ngưỡng điểm nhận hồ xét tuyển từ 700 điểm trở lên với điều kiện phụ cần phải có là điểm học bạ 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11, 1 học kỳ lớp 12) đạt từ 6,5 trở lên. 

Trường ĐH Kinh tế TPHCM năm nay dành khoảng 10% tổng chỉ tiêu (giảm 10%) cho phương thức này. Ngưỡng điểm xét tuyển nhà trường chưa công bố nhưng theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Trưởng phòng Đào tạo, tiêu chí phụ xét theo ưu tiên nguyện vọng sẽ tiếp tục được áp dụng để sàng lọc được nguồn tuyển chất lượng nhất.

Đánh giá về phổ điểm kỳ thi năm nay, TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM cho biết, thuận lợi cho các trường thực hiện xét tuyển ở ngưỡng điểm tối thiểu từ 650 - 700 điểm.

Ngưỡng điểm các ngành “hot” có tăng khi xét tuyển qua thi Đánh giá năng lực? - Ảnh minh hoạ 2
Thí sinh tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2021 sau giờ làm bài.

Đừng bỏ qua tiêu chí phụ

Ghi nhận thực tế tuyển sinh từ nhiều đơn vị sử dụng phương thức xét tuyển điểm thi ĐGNL, nhất là các trường thuộc khối ĐHQG TPHCM cho thấy, tỉ lệ thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển và nhập học từ phương thức này đạt từ 30 - 55% trên tổng số chỉ tiêu. 

TS Trần Thiên Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho hay: Năm 2020, trường dành 70% (3.500 chỉ tiêu) cho kết quả thi ĐGNL, nhưng chỉ gọi được khoảng 45% và cuối cùng nhập học là 30% (1.500 thí sinh). Tương tự, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM dành 50% tổng chỉ tiêu cho phương thức này nhưng tỉ lệ nhập học cũng chỉ trên 35%. 

Mức điểm chuẩn cao nhất vào trường bằng điểm ĐGNL của hai đơn vị này cũng dao động từ 700 đến hơn 900 điểm. Trong đó, ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa TPHCM có điểm cao nhất với 907 điểm.

“Thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi ĐGNL phần nhiều có học lực tốt, thậm chí là rất giỏi. Nhưng đa phần các em thi theo phương thức này đã có định hướng ngành nghề và trường rất rõ nên chủ yếu nhắm đến những ngành học có thương hiệu, uy tín để đăng ký vào học. Vì vậy, năm nay với phổ điểm tương đối rộng (600 - 900), thí sinh cần cân nhắc điểm chuẩn các ngành thật kỹ, kèm theo tiêu chí phụ của từng đơn vị để có kết quả tốt nhất” - ThS Trần Nam nói. 

ThS Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM trao đổi: Thực tế số thí sinh chọn xét tuyển vào các ngành phần lớn rơi vào những ngành học “hot”, có thương hiệu nên số lượng nhập học ở phương thức này không cao.

Là đơn vị thực hiện thêm tiêu chí phụ đi kèm mức điểm tối thiểu xét tuyển vào trường là trên 700 điểm, ThS Nguyễn Anh Vũ - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hợp tác Quốc tế, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM chia sẻ: Trường đưa ra tiêu chí phụ nhằm đánh giá một cách tổng quát nhất quá trình học tập của thí sinh bên cạnh kết quả điểm thi đạt được. Bởi thực tế đối sánh số liệu năm ngoái cho thấy, khá nhiều thí sinh có điểm thi ĐGNL cao nhưng kết quả học bạ THPT lại không tương ứng. Vì vậy, thí sinh hết sức lưu ý các tiêu chí và yêu cầu mà trường đưa ra trước khi nộp hồ sơ xét tuyển.

Theo PGS.TS Quốc Bảo, Bộ GD&ĐT cho phép các trường được tự chủ về phương thức tuyển sinh để chọn được thí sinh phù hợp nhất cho mình, mặt khác tăng thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. 

“Việc đánh giá học sinh cần phải được xem xét một cách toàn diện. Đánh giá thành quả học tập của học sinh giỏi phải dựa trên một quá trình liên tục. Bởi thực tế kết quả của một kỳ thi chưa thể nói lên mọi điều. UEH dự kiến vẫn có tiêu chí phụ bổ sung đi kèm ngưỡng điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được từ kỳ thi ĐGNL. Nhưng ngưỡng điểm bao nhiêu, nhà trường chưa thể công bố vì còn phải đợi các bộ phận tính toán phổ điểm và số thí sinh năm nay” - PGS.TS Quốc Bảo nói. 

TS Nguyễn Trung Nhân - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nêu quan điểm: Với phổ điểm trung bình thí sinh đạt được năm nay rõ ràng, khả năng một số ngành “hot” của trường sẽ có điểm chuẩn trúng tuyển nhích lên. Năm nay, trường dành 10% (800 chỉ tiêu) cho phương thức này, trong đó có nhiều ngành học năm ngoái thí sinh quan tâm rất đông, nếu năm nay hồ sơ nộp về tăng hơn năm ngoái thì điểm sẽ tăng. Tuy nhiên, việc điểm trúng tuyển tăng giảm cũng chưa thể nói được điều gì vì nếu số thí sinh nộp cho phương án này quá đông, nhà trường sẽ tăng chỉ tiêu ở phương thức này và giảm chỉ tiêu ở phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT để điều tiết phổ điểm cho phù hợp. 

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo cũng nhìn nhận: Mỗi trường có phương thức và tiêu chí xét tuyển thêm trên kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TPHCM là điều cần thiết, nhằm sàng lọc được thí sinh tốt nhất, phù hợp nhất với nhà trường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập618
  • Hôm nay43,437
  • Tháng hiện tại321,567
  • Tổng lượt truy cập51,677,526
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944