Những lưu ý tân sinh viên khi xác nhận nhập học

Thứ ba - 21/09/2021 04:24 588 0
GD&TĐ - Tại các cơ sở giáo dục đại học, thí sinh đã và đang thực hiện xác nhận nhập học đợt 1. Sau 17 giờ ngày 26/9, thí sinh không hoàn thành thủ tục xác nhận nhập học coi như từ chối nhập học.
Những lưu ý tân sinh viên khi xác nhận nhập học

Các chuyên gia lưu ý, song song với xác nhận nhập học, tân sinh viên cần chuẩn bị tâm thế thật tốt và xây dựng kế hoạch học tập cho mình.

Thí sinh phải có xét nghiệm âm tính Covid-19

TS Đỗ Thị Thanh Toàn – Phó Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Hải Phòng cho biết: Có khoảng 50% thí sinh đã đến xác nhận nhập học. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhà trường cho phép thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. Với những thí sinh chưa nhận được giấy báo trúng tuyển, nhưng có tên trong danh sách trúng tuyển, vẫn thực hiện nhập học bình thường.

“Với thí sinh có hộ khẩu và đang sinh sống tại Hải Phòng có thể đến trường nhập học trực tiếp. Riêng thí sinh đến từ địa phương khác, nếu muốn đến trường nhập học trực tiếp phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR trong 72 giờ. Tuy nhiên, nhà trường khuyến khích thí sinh nhập học trực tuyến để thực hiện tốt quy định về phòng, chống dịch Covid-19” - TS Đỗ Thị Thanh Toàn cho hay, đồng thời lưu ý: Thí sinh phải nhập đúng mã nhập học, số điện thoại di động để nhận mã sinh viên, tài khoản đăng nhập Cổng thông tin sinh viên -eHPUni qua tin nhắn SMS. Mã nhập học được in trên giấy báo trúng tuyển hoặc xem trên website của trường.

Trường ĐH Y Dược Hải Phòng thông báo thí sinh lựa chọn thực hiện thủ tục xác nhận nhập học theo 1 trong 2 hình thức: Nộp hồ sơ xác nhận nhập học trực tiếp tại trường hoặc gửi chuyển phát nhanh. Thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ xác nhận nhập học bao gồm các giấy tờ: Bản chính giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Bản chính giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT. Để thuận tiện trong quá trình nhập học của thí sinh, nhà trường làm việc cả trong các ngày thứ 7 và Chủ nhật để kịp thời tiếp đón và hoàn thiện thủ tục cho thí sinh.

Những lưu ý tân sinh viên khi xác nhận nhập học - Ảnh minh hoạ 2
Thí sinh đến xác nhận nhập học tại Trường ĐH Thương mại (năm 2020). Ảnh: NTCC

Ngoài ra, từ ngày 23/9 đến trước 17 giờ ngày 26/9/2021, thí sinh có thể xác nhận nhập học trực tuyến. Với những thí sinh trúng tuyển đang trong vùng cách ly, phong toả do dịch Covid-19 hoặc có nhu cầu xác nhận nhập học trực tuyến thực hiện thủ tục trên hệ thống nhập của trường. Sau thời gian trên thí sinh không hoàn thành thủ tục xác nhận nhập học, nhà trường coi như thí sinh từ chối nhập học.

PGS.TS Nguyễn Viết Thái - Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) cho biết: Hiện, nhà trường yêu cầu 100% thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến. Đến thời điểm này nhiều khoa, ngành của trường đã đạt 90 - 100% thí sinh xác nhận nhập học. Nhà trường yêu cầu, hồ sơ, giấy tờ (bản cứng), thí sinh nộp qua đường bưu điện trước 17 giờ ngày 26/9 (tính theo dấu bưu điện) – đối với thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học đợt 1.

“Nhà trường có phương án khai giảng trực tuyến. Trước mắt, sinh viên, kể các tân sinh viên sẽ học trực tuyến cho đến khi có thông mới” - PGS. TS Nguyễn Viết Thái cho hay, đồng thời thông tin: Nhà trường đã phối hợp với các địa phương, tổ chức tiêm cho khoảng 3.000 sinh viên đang ở Hà Nội. Những viên về quê sẽ thực hiện theo hướng dẫn của địa phương về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, nhà trường đã và đang có phương án tìm nguồn vắc – xin để trong thời gian tới có thể tiêm cho sinh viên toàn trường.

Những lưu ý tân sinh viên khi xác nhận nhập học - Ảnh minh hoạ 3
Thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến. Ảnh minh hoạ: IT

Thích ứng với môi trường học tập mới

Theo TS Hoàng Trung Học - Trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), nhiều tân sinh viên “sốc” khi bước vào môi trường học tập mới. Do đó, nếu các em không chuẩn bị tâm lý, kỹ năng tốt sẽ rất khó để thích ứng. Theo đó, các em nên nghiên cứu kỹ quy định đào tạo của trường mình theo học; theo dõi thông tin đào tạo thường xuyên của nhà trường thông qua các kênh chính thống.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch học tập từng năm, kỳ và môn học và từng bước để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, các em nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các giảng viên cố vấn. “Thà hỏi cố vấn một câu thừa còn hơn là quyết định sai và lãnh hậu quả” - TS Hoàng Trung Học nói, đồng thời khuyến nghị: Các em nên tự giác ôn tập sau mỗi ngày học tập. Không nên ôn tập trước mỗi kỳ thi; nhất tâm vào việc học và tuyệt đối bỏ ngay tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”. Các em cũng chỉ đi làm thêm khi hoàn thành tốt việc học tại trường vì đây là nhiệm vụ chính yếu.

Đồng quan điểm, TS Lưu Hữu Đức – Trưởng Ban Công tác Chính trị và Sinh viên (Học viện Tài chính) lưu ý: Tân sinh viên cần xây dựng cho mình kế hoạch học tập với những nội dung cơ bản như: Xác định mục tiêu trong học tập; Xác định các bước (giai đoạn) trong học tập để đạt được mục tiêu. Đồng thời, cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng môn học và tham gia hoạt động khác như: Đào tạo kỹ năng, chuyên môn, rèn luyện thể lực và hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức.

Theo TS Lưu Hữu Đức, hình thức đào tạo hiện nay cơ bản theo hệ thống tín chỉ. Tức là, khi sinh viên hoàn thành các tín chỉ, học phần được quy định sẽ đủ điều kiện tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân. Do đó, đối với tân sinh viên cần tham khảo “chiến thuật” đăng ký tín chỉ để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Cụ thể, các em cần bảo đảm đăng ký đủ các tín chỉ theo kỳ học và bố trí thời gian hợp lý trong học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Bật mí về kế hoạch học tập của mình, Yên Thị Hồng Viện – Sinh viên năm thứ 3, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Năm nhất: Ngoài thời gian học tập, nên dành thời gian bổ túc thêm các kỹ năng mềm như: Ngoại ngữ, tin học, kết nối bạn bè. Chú ý, việc học để chuẩn bị kiến thức nền thật tốt, bảo đảm kiến thức để việc học chuyên ngành sau này hiệu quả.

Năm 2, khi đã bắt nhịp được với môi trường đại học, các bạn nên tự xem xét khả năng học tập của bản thân, chủ động đăng ký học phần phù hợp. Năm 3: Các bạn nên dành nhiều thời gian nghiên cứu kiến thức chuyên ngành. Thi nhận các chứng chỉ để xét tốt nghiệp như: Ngoại ngữ, cố gắng hoàn thành hầu hết các học phần. Năm 4, giai đoạn này, sẽ áp dụng chuyên ngành sát với thực tế và tham gia thực tập, làm việc.

“Các tân sinh viên không nên đăng ký quá nhiều tín chỉ, dễ dẫn đến “quá tải” trong học tập và tạo ra áp lực cho bản thân. Bên cạnh đó, các em cũng cần tìm hiểu thông tin để nắm bắt cơ hội đăng ký tín chỉ để có thể hoàn thành và có thể tốt nghiệp, ra trường sớm” - TS Lưu Hữu Đức.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập751
  • Hôm nay37,643
  • Tháng hiện tại315,773
  • Tổng lượt truy cập51,671,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944