Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021

Thứ ba - 21/09/2021 00:11 728 0
GD&TĐ - Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tổ chức tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021, ngành Quản trị Kinh doanh – Mã số: 9.34.01.01.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2021

Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ; Quyết định số 376 QĐ/KDCN-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Về việc Ban hành Quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ tại Trường.

1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo những nhà khoa học: Có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện kiến thức mới - Khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới về Khoa học - Công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Người theo học cấp này gọi là Nghiên cứu sinh (NCS).

2. Chỉ tiêu tuyển sinh

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 là:  20 NCS, được phân bổ cho ngành Quản trị Kinh doanh. 

3. Hình thức tuyển sinh và thời gian đào tạo

3.1. Hình thức tuyển sinh :  Xét tuyển.

3.2. Thời gian đào tạo:

  - Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ : 03 năm tập trung liên tục đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ; 04 năm đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học.

 - Trường hợp NCS không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được Hiệu trưởng Nhà trường chấp nhận thì thời gian đào tạo là 04 năm; Đồng thời NCS phải có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu.

4. Điều kiện dự tuyển

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có đủ các điều kiện sau :

4.1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.

4.2. Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

4.3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

4.4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, và có trình độ tiếng Anh tối thiểu từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương 

4.5. Có một bài luận về dự định nghiên cứu: Bài luận trình bày rõ đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu; Lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu; Mục tiêu và mong muốn đạt được; Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; Kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết, cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực nghiên cứu; Dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; Đề xuất người hướng dẫn.

4.6. Thư giới thiệu : có ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư, hay học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; Hoặc thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học (nếu có học vị tiến sĩ thì phải cùng chuyên ngành) và 01 thư giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Những người giới thiệu này phải có ít nhất 6 tháng công tác, hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển. Thư giới thiệu phải có những nhận xét,về:

a. Phẩm chất đạo đức - Nhất là đạo đức nghề nghiệp.

b. Năng lực hoạt động chuyên môn.

c. Phương pháp làm việc.

d. Khả năng nghiên cứu.

đ. Khả năng làm việc theo nhóm.

e. Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển.

g. Triển vọng phát triển về chuyên môn.

h. Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyểnlàm nghiên cứu sinh.

4.7. Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm), hoặc trường Đại học, Học viện nơi người dự tuyển vừa tốt nghiệp thạc sĩ giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm thì địa phương nơi cư trú xác nhận thân nhân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

4.8. Cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo qui định của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (đóng học phí và hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo, nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).

5. Nội dung và phương thức xét tuyển

5.1. Nội dung xét tuyển gồm có Tổng điểm các phần:

-  Hồ sơ dự tuyển.

Trong đó:   

+ Kết quả học tập.

+  Số lượng bài báo đăng trên các Tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện.

+  Trình độ Tiếng Anh.

- Trình bày bài luận.

-  Bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu.

-  Trả lời phỏng vấn.

5.2. Phương thức xét tuyển:

a) Các thí sinh đăng ký dự tuyển được xét trúng tuyển trên cơ sở:

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện xét tuyển.

- Chỉ tiêu được tuyển  của ngành.

- Tổng điểm các phần: (Hồ sơ dự tuyển; Trình bày bài luận; Bảo vệ đề cương đề tài nghiên cứu; Trả lời phỏng vấn) đều phải đạt từ trung bình trở lên và lấy điểm từ cao xuống thấp.

b) Nếu các thí sinh có cùng những tiêu chí trên thì xét đến số lượng đề tài khoa học và số lượng bài báo; Nếu số lượng bài báo giống nhau thì xét đến trình độ tiếng Anh (Bằng đại học; Chứng chỉ; Điểm bình quân kết quả học tập; Hoặc điểm thi trên chứng chỉ được cấp).

6. Hồ sơ tuyển sinh và thời gian nhận hồ sơ

6.1. Hồ sơ tuyển sinh: Người dự tuyển đăng ký xét tuyển phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được bán tại Viện đào tạo Sau đại học của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)  

6.2. Thời gian nhận hồ sơ:

Đợt 1: Từ 10/4/2021 đến 15/6/2021

Đợt 2: Từ 15/8/2021 đến 30/10/2021

7. Kế hoạch xét tuyển và nhập học

Thời gian chấm điểm hồ sơ, chấm thí sinh trình bày bài luận; Bảo vệ Đề cương đề tài nghiên cứu; Trả lời phỏng vấn trước Tiểu ban Chuyên môn - Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Trường:

Đợt 1: Dự kiến xét tuyển ngày 30 tháng 6 năm 2021

  Công bố kết quả xét tuyển:  Tháng 7 năm 2021

  Thời gian nhập học: Tháng 8 năm 2021

Đợt 2: Dự kiến xét tuyển ngày 11 tháng 11 năm 2021

  Công bố kết quả xét tuyển:  Tháng 11 năm 2021

  Thời gian nhập học: Tháng 12 năm 2021

 Mọi thủ tục chi tiết xin liên hệ với Viện Đào tạo Sau đại học,

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐT: 0948.648.687

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập756
  • Hôm nay28,709
  • Tháng hiện tại306,839
  • Tổng lượt truy cập51,662,798
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944