Những người “đánh thức” môn học

Chủ nhật - 21/02/2021 05:11 265 0
GD&TĐ - Để tiệm cận với việc dạy học đáp ứng yêu cầu của Chương trình mới, thời gian qua nhiều giáo viên tại TPHCM đã chủ động, sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh.
Những người “đánh thức” môn học

Nổi bật trong đó là cô Cao Phan Hà Vy (giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3) và thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ Lịch sử (Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3). 

Tiên phong dạy học STEM

Cô Cao Phan Hà Vy, giáo viên Vật lý, Trường THCS Lê Quý Đôn, đồng thời là Trưởng ban Giáo dục STEM của ngành GD-ĐT Quận 3 là một trong những giáo viên tiên phong dạy học theo phương pháp này.

Để có thể dạy học theo phương pháp STEM một cách bài bản, hiệu quả,bản thân cô luôn chủ động tìm tòi kiến thức qua các buổi tập huấn, tự học online, nghiên cứu tài liệu và học hỏi đồng nghiệp. May mắn là Trường THCS Lê Quý Đôn nơi cô công tác đã trang bị nhiều  thiết bị dạy học hiện đại, từ phòng thực hành STEM, tới thiết bị dạy học thông minh như phần mềm học liệu số Mozabook, kính thực tế ảo, tivi tương tác, máy tính bảng… Đây là bệ phóng quan trọng để  cô và đồng nghiệp có môi trường, công cụ hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới phương pháp.

Năm học 2017 - 2018, trường khánh thành phòng thực hành STEM, được giao công tác phụ trách phòng, cô Cao Phan Hà Vy cùng nhóm giáo viên dạy học STEM lên kế hoạch và triển khai từng chủ đề cho các khối lớp. Những năm đầu, nhóm đã triển khai kế hoạch cho học sinh sinh hoạt theo khối. Cụ thể: Khối 6 - 7 thực hiện 2 chủ đề năm (hoạt động bắt buộc), khối 8 - 9 sẽ lồng ghép liên môn và sinh hoạt CLB khoa học. Những sản phẩm của học sinh từ phương pháp STEM vô cùng phong phú. Nổi bật trong đó là dàn thuỷ canh động vận hành bằng năng lượng mặt trời và nhiều sản phẩm ứng dụng khác như robot thuỷ lực, hệ thống lọc không khí…

Cô Hà Vy cho biết: Những năm trước, do hạn chế về thiết bị máy móc nên đa phần  giáo viên hướng dẫn các em về nhà thực hành. Tuy nhiên, để làm ra sản phẩm ở nhà các em mất nhiều thời gian do dụng cụ không đủ hoặc bản thân chưa đủ kiến thức để hoàn thành, hạn chế khả năng làm việc nhóm, trao đổi giữa học sinh với nhau… Khi phòng thực hành STEM ra đời, nó được ví như một xưởng sản xuất nhỏ đa năng để các em thoả sức sáng tạo, làm ra những sản phẩm ứng dụng thực tiễn từ kiến thức tổng hợp được học.

Theo cô Hà Vy, đổi mới luôn là thách thức đối với giáo viên. Xu thế dạy học 4.0, đáp ứng chương trình mới đòi hỏi người thầy phải chủ động, sáng tạo để bắt nhịp.Trước đây cũng có những thí nghiệm, ứng dụng… nhưng trong phạm vi bộ môn. Khi triển khai dạy học theo STEM, đòi hỏi giáo viên phải cập nhật, tìm hiểu thêm kiến thức các môn học để thực hiện các sản phẩm liên môn, cập nhật những ứng dụng mới ở nhiều lĩnh vực, ví dụ như máy in 3D, máy khắc CNC, kính thực tế ảo…

Người đánh thức môn Sử

Từ nhiều năm qua, ThS Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3 luôn được đồng nghiệp, học sinh gọi với cái tên “người đánh thức môn Sử”. Thầy là một trong những nhà giáo tiên phong sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học và linh hoạt đánh giá học sinh, từ đó “kéo” học sinh đến gần hơn với môn Lịch sử. Học sinh trường đã bước qua tâm lý “ghét, sợ” trở nên yêu thích, hứng thú với môn Sử qua việc tham gia dự án dạy học, hoạt động ngoại khóa, chuyến đi trải nghiệm và các tiết học thú vị hay những bài kiểm tra đặc biệt do thầy khởi xướng.

Dự án  Cosplay History 2019 - học sinh tìm hiểu và hóa trang thành nhân vật lịch sử Việt Nam hoặc thế giới mà các em yêu thích là một hình thức đổi mới dạy học được học sinh và giáo viên đồng nghiệp đánh giá cao. Ngoài trình diễn trang phục, hoá trang, học sinh còn phải thuyết trình về nhân vật mà mình lựa chọn.

Dự án Sài Gòn by bus gắn với việc học tập phần nội dung lịch sử địa phương cũng rất độc đáo. Học sinh được trải nghiệm qua các tuyến xe buýt trong TP để tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hoá, công trình kiến trúc nổi tiếng… và ghi lại, báo cáo hành trình của mình bằng nhiều hình thức từ video clip, poster, mô hình…

Trước đó, tổ Lịch sử của trường cũng  phối hợp với các tổ chuyên môn khác triển khai nhiều dự án tích hợp liên môn như Con đường di sản Việt Nam, Phía Đông Tổ quốc ta, Chứng tích da cam, Nhật Bản sự trỗi dậy thần kỳ…

Các dự án do thầy Đăng Du và Tổ Lịch sử của trường khởi xướng không chỉ nhận được sự tham gia nhiệt tình của học sinh trường mà  học sinh nhiều trường THPT khác tại Quận 1, Quận 3 như Nguyễn Thị Diệu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lương Thế Vinh, Chuyên Trần Đại Nghĩa, Ten Lơ Man, Trưng Vương, Bùi Thị Xuân đồng tình hưởng ứng.

Để học sinh thích thú hơn với Lịch sử, thầy Du cho các em làm infographic, sơ đồ tư duy, review những bộ phim lịch sử… Theo thầy Đăng Du, môn Sử chưa bao giờ khô khan, bởi những bài kiểm tra, dự án mà thầy triển khai cho học trò là dùng kiến thức liên hệ đến cuộc sống, vận dụng vào cuộc sống.

Song song với sáng tạo trong đổi mới dạy học, thầy Đăng Du luôn linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Kết quả học sinh làm việc nhóm, qua dự án, qua việc review phim trên Facebook… đều được thầy Du thay thế cho những bài kiểm tra giấy, kiểm tra miệng.

Theo thầy Du, để “đề kiểm tra” Sử không khô khan  phải đổi mới tư duy về mục tiêu dạy và học Sử. Người thầy và người học phải nhìn thấy học Sử sẽ mang lại những kiến thức giúp mình giải quyết nhiều việc cụ thể trong cuộc sống. Và điều quan trọng nhất chính là người thầy luôn đammê với nghề mình đã chọn; luôn tìm tòi, chủ động linh hoạt sáng tạo để truyền lửa cho học trò, chứ không phải… chờ  chủ trương, hướng dẫn nào cả. Nghề dạy học là nghề của sự sáng tạo.

Bên cạnh những giờ lên lớp, thầy Du cũng là một người rất mê “phượt”, trải nghiệm và khám phá nhiều địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước. Đây cũng là những chuyến đi giúp thầy có thêm hiểu biết về lịch sử, văn hoá, con người của các vùng, miền, địa danh… để làm phong phú thêm cho những tiết dạy.

“Trước những đổi mới, nếu giáo viên không chủ động thay đổi, bắt nhịp… sẽ bị thụt lùi”, cô Hà Vy luôn tâm niệm điều này và không ngừng nỗ lực từng ngày, đổi mới sáng tạo để đem đến cho trò những bài học tươi mới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập750
  • Hôm nay34,053
  • Tháng hiện tại312,183
  • Tổng lượt truy cập51,668,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944