Nóng trong tuần: Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; cơ sở giáo dục thăng hạng thế giới

Chủ nhật - 10/04/2022 23:15 249 0
GD&TĐ - Tuần qua, 405 nhà giáo chính thức được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư; Thông tin về các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thăng hạng trong bảng xếp hạng thế giới;... thu hút sự quan tâm.
Nóng trong tuần: Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; cơ sở giáo dục thăng hạng thế giới

405 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS

Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã ký quyết định số 16/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 42 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho 363 nhà giáo.

Như vậy, năm 2021 có 405 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã có công văn số 62/HĐGSNN-VP thông báo tới các đại học, trường đại học, học viện, các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo tiến sĩ cử đại diện tới nhận bàn giao Quyết định và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021

Trước đó, tại phiên họp lần thứ VIII để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021, có 405 ứng viên, trong đó 42 ứng viên giáo sư, 363 ứng viên phó giáo sư đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định.

Nhiệm kỳ bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư là 5 năm. Kết thúc nhiệm kỳ, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tổ chức rà soát, đánh giá theo các quy định về cơ cấu vị trí, số lượng, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư để quyết định việc bổ nhiệm lại. Việc đánh giá hàng năm đối với giáo sư, phó giáo sư thực hiện như quy định hiện hành đối với giảng viên.

Giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được xem xét, bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức theo quy định của pháp luật.

Hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn, nếu ứng viên không được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học thì quyết định này hết hiệu lực.

Nóng trong tuần: Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; cơ sở giáo dục thăng hạng thế giới - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh hoạ/INT.

Cơ sở giáo dục đại học tăng vị thế trong bảng xếp hạng QS 2022

Ngày 6/4, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng 51 lĩnh vực thuộc 5 nhóm lĩnh vực của 1.543 cơ sở giáo dục đại học thế giới, với khoảng 14.000 chương trình đào tạo.

Trong Bảng xếp hạng QS thế giới theo lĩnh vực năm 2022 (QS WUR by subject 2022), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục gia tăng vị thế tại các lĩnh vực mũi nhọn khi có 6/51 lĩnh vực được xếp hạng.

Ngoài 5 lĩnh vực tiếp tục được xếp hạng (trong đó có 4/5 lĩnh vực gia tăng vị trí xếp hạng), ĐHQGHN có thêm 1 lĩnh vực mới được xếp hạng lần đầu tiên là Kỹ thuật điện và điện tử (Engineering - Electrical & Electronic).

Trong 6 lĩnh vực được QS xếp hạng trong QS WUR by subject 2022 gồm: Khoa học máy tính và hệ thống thông tin, Cơ kỹ thuật, hàng không và chế tạo, Toán học, Vật lý và thiên văn học, Kinh doanh và Khoa học quản lý và Kỹ thuật điện và điện tử, ĐH Quốc gia Hà Nội có tới 5/6 lĩnh vực thuộc top 500 thế giới - đặc biệt 3 lĩnh vực Toán học (Mathematics); Vật lý và Thiên văn học (Physics & Astronomy) và Kinh doanh và Khoa học quản lý (Business & Management Studies) đều được xếp hạng số 1 tại Việt Nam.

Bảng xếp hạng QS WUR by subject 2022 được xây dựng dựa trên 5 tiêu chí với các trọng số được tùy biến cho phù hợp với các lĩnh vực, bao gồm: Uy tín học thuật (Academic Reputation); Uy tín tuyển dụng (Employer Reputation); Tỉ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper); Chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên; Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (International Research Network)

Từ năm 2022, QS bổ sung xếp hạng theo 5 nhóm lĩnh vực. ĐHQGHN cũng thể hiện vị thế trong xu hướng nghiên cứu khi có 3/5 nhóm lĩnh vực được xếp hạng là Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology) xếp thứ 386, Khoa học tự nhiên (Natural Sciences) xếp thứ 401-450 và Khoa học xã hội và Quản lý (Social Science & Management) xếp thứ 501-550. 

Trong nhóm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN có 2 lĩnh vực được xếp vị trí thứ nhất Việt Nam là Toán học (Mathematics) - trong nhóm 351-400 thế giới và Vật lý và Thiên văn học (Physics & Astronomy) - trong nhóm 451-500 thế giới. ĐHQGHN cũng là cơ sở giáo dục đại học duy nhất ở Việt Nam được xếp hạng ở nhóm lĩnh vực này.

Nhóm lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ cũng thể hiện là thế mạnh của Việt Nam, ngoài ĐHQGHN, có tới 4 cơ sở giáo dục đại học khác tại Việt Nam được xếp hạng, bao gồm: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Tác giả bài viết: Kim Thoa (t/h)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập786
  • Hôm nay26,453
  • Tháng hiện tại304,583
  • Tổng lượt truy cập51,660,542
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944