Tuyển sinh 2022: Khắc phục tình trạng 1 thí sinh đỗ nhiều trường

Chủ nhật - 10/04/2022 19:03 229 0
GD&TĐ - Tuyển sinh năm 2021 tồn tại tình trạng thí sinh ảo, một em đỗ vào nhiều trường đại học khác nhau trong cùng đợt xét tuyển.
Tuyển sinh 2022: Khắc phục tình trạng 1 thí sinh đỗ nhiều trường

Chỉ đỗ 1 nguyện vọng ở 1 phương thức

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), thực tế trên làm ảnh hưởng tới cơ hội trúng tuyển của thí sinh khác và gây khó khăn cho công tác dự báo trong tuyển sinh của cơ sở đào tạo...

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ phân tích, nguyên nhân của tình trạng trên là do các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức, tổ hợp xét tuyển cho một ngành, nhưng phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, hoặc tuyển sinh không đúng với số lượng đã công bố cho từng phương thức xét tuyển, dẫn đến thiếu công bằng đối với thí sinh và gây một số hệ quả không tốt trong dư luận xã hội.

Ngoài ra, các trường áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, nhưng chưa có đủ biện pháp bảo đảm công bằng giữa các thí sinh. Có trường tiến hành gọi thí sinh nhập học sớm mà không cập nhật dữ liệu lên hệ thống chung, dẫn tới số lượng thí sinh ảo gia tăng. Cũng có trường chưa thực sự tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn được ngành học theo đúng nguyện vọng ưu tiên và có năng lực nhất.

Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo khai báo chỉ tiêu tuyển sinh chưa thống nhất giữa các hệ thống, hoặc chưa thực hiện đúng kế hoạch, đủ hết quy trình đối với việc xác định chỉ tiêu. Cũng có trường chưa kiểm soát được điều kiện sơ tuyển. Do vậy thí sinh không đủ điều kiện vẫn trúng tuyển và phải xử lý các vấn đề nảy sinh sau khi thí sinh tiến hành nhập học. Một số trường nhập thông tin về điểm sàn, các điều kiện sơ tuyển lên hệ thống không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố…

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ thông tin, năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh một số nội dung trong công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng; trong đó có dự kiến xây dựng phần mềm lọc ảo chung cho tất cả phương thức xét tuyển, bao gồm cả phương thức xét tuyển riêng của các trường đại học thay vì chỉ lọc ảo theo phương thức xét tuyển dựa trên điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT như trước.

“Như vậy, mỗi thí sinh sẽ chỉ đỗ 1 nguyện vọng ở 1 phương thức, không còn tình trạng 1 thí sinh đỗ vào nhiều trường ở nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như các năm trước” - PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ nhấn mạnh.

Tuyển sinh 2022: Khắc phục tình trạng 1 thí sinh đỗ nhiều trường - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh hoạ: Internet

Ứng dụng công nghệ thông tin

Tán thành với dự kiến điều chỉnh của Bộ GD&ĐT, GS.TS Nguyễn Trung Kiên – Phó Hiệu trưởng Công nghệ TP Hồ Chí Minh hoan nghênh chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyển sinh. Trước đây, các trường đại học và thí sinh rất vất vả trong việc nộp hồ sơ, xét tuyển và lọc ảo.

Nay thí sinh đăng ký một lần sau khi thi tốt nghiệp THPT và bằng phương thức trực tuyến là rất hợp lý. Ngoài ra, chủ trương lọc chung với tất cả các nguyện vọng xét tuyển sẽ khắc phục được một số hạn chế của tuyển sinh 2021. “Bộ nên làm sớm để các trường có thể ứng dụng ngày vào xét tuyển bằng học bạ”, GS.TS Nguyễn Trung Kiên bày tỏ.

TS Trương Qúy Tùng – Phó Giám đốc Đại học Huế nhất trí với chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh; đồng thời, cần đề cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị.

Việc ứng dụng công thông tin trong việc đăng ký xét tuyển phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; tạo tuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học trong quá trình xét tuyển.

Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ hoàn thành văn bản chỉ đạo phục vụ công tác tuyển sinh 2022 theo kế hoạch, gồm: quy chế tuyển sinh, cơ sở dữ liệu khu vực ưu tiên, các danh mục về trường trung học phổ thông, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn…

Đồng thời, xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện “hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo”: hoàn thiện phần mềm đăng ký xét tuyển trực tuyến đối với các phương thức xét tuyển của các cơ sở đào tạo, tổ chức đăng ký xét tuyển và lọc ảo chung toàn hệ thống trong đợt 1...

Rà soát nhu cầu của các địa phương, năng lực của cơ sở đào tạo, xác định chỉ tiêu đào tạo giáo viên theo Nghị định 116. Tiếp tục công tác truyền thông, phổ biến văn bản về tuyển sinh và tổ chức kiểm tra, thanh tra điều kiện bảo đảm chất lượng, công tác tuyển sinh của một số trường…

Năm 2021 kết quả tuyển sinh chính quy trong toàn hệ thống đạt cao nhất từ trước đến nay, đạt 96,85% (năm 2020 đạt 83,86%). Số trường đại học tuyển sinh đủ chỉ tiêu đạt 41,82% (năm 2020 là 33,95%). Điểm trúng tuyển của khối Sư phạm tăng, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển tăng, mặt bằng điểm trúng tuyển của các ngành sức khoẻ đồng đều hơn so với các năm trước.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập640
  • Hôm nay21,766
  • Tháng hiện tại299,896
  • Tổng lượt truy cập51,655,855
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944