Phải có định chế mới về cử tuyển

Thứ năm - 03/01/2019 02:11 462 0
GD&TĐ - Trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, chính sách cử tuyển được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, theo đó, thu hẹp đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển và bỏ quy định phân công công tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp.
Phải có định chế mới về cử tuyển

Khắc phục việc ỷ lại vào chính sách

Theo báo cáo tác động của Bộ GD&ĐT, tính đến thời điểm hiện nay, có 48 DTTS có HSSV cử tuyển. Một số dân tộc có số HS cử tuyển khá đông như: Dân tộc Thái chiếm 15,17%, Khmer chiếm 12,46%, Tày chiếm 9,59%, Mông chiếm 8,04%, Dao chiếm 5,58%. Tuy nhiên, vẫn còn một số DTTS rất khó tuyển sinh như dân tộc Co, Mảng, Rơ Măm, Cơlao, Giẻ -Triêng, Cống, Pà Thẻn và dân tộc Lôlô: Đặc biệt, còn có 5 dân tộc chưa có HS cử tuyển là dân tộc Brâu, La Hủ, Lự, Ngái và dân tộc Ơ Đu; một số dân tộc có tỷ lệ HS cử tuyển khá ổn định như: Dân tộc Bru - Vân Kiều, Chăm, Kháng, Pà Thẻn, Tà Ôi, Xinh Mun.

Trong nhiều năm qua, chính sách cử tuyển đã khẳng định được vai trò to lớn trong việc đào tạo cán bộ cho vùng DTTS, miền núi; tuy nhiên, xuất hiện hạn chế là việc bố trí việc làm cho SV cử tuyển gặp nhiều khó khăn do hình thức tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức đã có nhiều thay đổi theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức; Luật Viên chức được cụ thể hóa tại Nghị định số 24/2010/NQ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 29/2012/NQ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, nhiều địa phương chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể đào tạo cán bộ học cử tuyển theo vị trí việc làm; xác định nhu cầu ngành nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu số lượng giữa các dân tộc chưa phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Ở một số địa phương khác, công tác rà soát, bám sát theo quy hoạch, ưu tiên các dân tộc có nguồn nhân lực thấp còn lỏng lẻo, định tính.

Trường hợp Ban soạn thảo không giữ lại quy định phân công công tác hoặc quy định đặc cách tuyển dụng hoặc thực hiện xét tuyển đối với SV cử tuyển, đại biểu Triệu Thanh Dung đề nghị Ban soạn thảo giải trình rõ Khoản 3 Điều 84, ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức là ưu tiên như thế nào; hoặc gửi kèm nghị định quy định chi tiết của Chính phủ để đại biểu Quốc hội xem xét. 

Đánh giá tác động chính sách đối với việc thu hẹp đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển của Bộ GD&ĐT phân tích, với quy định mới trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Nhà nước sẽ tập trung vào đúng đối tượng chính sách cần thiết để tạo nguồn cán bộ ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; hạn chế tình trạng đối tượng cử tuyển sau khi tốt nghiệp không có việc làm; giữ ổn định xã hội, không làm xáo trộn hệ thống chính sách theo quy định hiện hành, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện hành về lĩnh vực dân tộc; tạo được niềm tin với đồng bào các DTTS; nâng cao chất lượng đào tạo cử tuyển.

Cùng với đó, hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc, thực hiện tốt mục tiêu bình đẳng và công bằng giữa các dân tộc; thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành. Việc thu hẹp đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển cũng dẫn đến giảm được chi phí từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho chế độ cử tuyển; giúp việc sử dụng ngân sách Nhà nước dành cho đối tượng chính sách ở vùng DTTS, miền núi hiệu quả hơn.

Với việc bỏ quy định phân công công tác cho người được cử đi học sau khi tốt nghiệp, một trong những mặt tích cực là khắc phục được tính “ỷ lại vào chính sách: Đi học cử tuyển là chắc chắn có việc làm sau khi tốt nghiệp”, từ đó giúp SV cử tuyển chăm chỉ học tập, có ý chí lập thân, lập nghiệp vững vàng; nâng cao chất lượng đào tạo cử tuyển.

Phải có định chế mới về cử tuyển - Ảnh minh hoạ 2
  • Sinh viên theo diện cử tuyển phải là những người đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực địa phương. Ảnh minh họa

Cần làm rõ mức độ ưu tiên

Liên quan đến nội dung sửa đổi theo hướng thu hẹp đối tượng cử tuyển theo đó Nhà nước chỉ dành riêng chỉ tiêu cử tuyển đối với các dân tộc rất ít người ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, đại biểu Quốc hội Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) bày tỏ đồng tình cao và cho rằng, điều này nhằm khắc phục những bất cập trong thời gian vừa qua cử tuyển nhiều, không đúng đối tượng, chất lượng đầu vào thấp, đặc biệt là không theo nhu cầu, không gắn với vị trí việc làm nên không thể bố trí công việc sau khi ra trường.

Tuy nhiên, tại Khoản 3, quy định người được cử đi học theo chế độ cử tuyển được ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức, đại biểu Triệu Thị Thu Phương đề nghị cần làm rõ mức độ ưu tiên. “Nếu như chính sách cử tuyển áp dụng như hiện nay, thông qua hình thức thi tuyển chung theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức thì SV DTTS ít người khó đáp ứng được. Vì thực tiễn tại địa phương cho thấy, số con em DTTS trúng tuyển qua các kỳ thi công chức, viên chức rất ít, trong khi có những vị trí việc làm rất cần công chức là người DTTS, biết tiếng nói, am hiểu phong tục, tập quán là người địa phương, có thể cống hiến lâu dài” - đại biểu Phương phân tích.

Đại biểu Quốc hội Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) cũng hoàn toàn đồng tình với quy định đối tượng cử tuyển sẽ được thu hẹp lại, dành riêng cho các DTTS rất ít người ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng đào tạo SV cử tuyển. Tuy nhiên, đại biểu này đề nghị giữ lại quy định phân công công tác cho SV cử tuyển hoặc có hình thức khác như đặc cách tuyển dụng hay thực hiện xét tuyển đối với SV cử tuyển mà không cần qua thi tuyển theo Khoản 2 Điều 37 Luật Cán bộ, Công chức.

“Cử tri vùng đồng bào DTTS mong muốn có những cán bộ người dân tộc mình hiểu tiếng nói, phong tục tập quán của mình và gắn bó lâu dài với địa phương. Điều này thì cán bộ không phải người DTTS và từ nơi khác đến rất khó đáp ứng và thường họ chỉ công tác tại địa phương một thời gian rồi chuyển đi nơi khác. Nhưng trong các kỳ thi tuyển chọn công chức, viên chức với hình thức như hiện nay, các ứng viên là người DTTS, mặc dù đã được cộng điểm ưu tiên vẫn không vượt qua được các ứng viên khác” - Đại biểu Triệu Thanh Dung lý giải.

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập590
  • Hôm nay17,974
  • Tháng hiện tại296,104
  • Tổng lượt truy cập51,652,063
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944