Xây dựng văn hóa học đường - yếu tố quan trọng trong đổi mới GD

Thứ tư - 02/01/2019 21:57 842 0
GD&TĐ - Trường học có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, GD đạo đức, niềm tin, lý tưởng, lối sống cho HS. Văn hóa nhà trường làm nên nét riêng, diện mạo của trường học và hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng nhà trường. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần đổi mới GD.
Xây dựng văn hóa học đường - yếu tố quan trọng trong đổi mới GD

Phòng ngừa hành vi lệch chuẩn của HS

Theo TS Hoàng Gia Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học giáo dục, Trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội, văn hóa nhà trường được thể hiện qua các giá trị, nguyên tắc chuẩn mực, niềm tin, hành vi, cách ứng xử của các chủ thể văn hóa nhà trường.

Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được của GD-ĐT, còn tồn tại những hiện tượng làm ảnh hưởng không tốt đến việc xây dựng văn hóa học đường... Ở nơi này hay nơi khác tình trạng bạo lực học đường vẫn còn xảy ra giữa HS với HS, giữa giáo viên (GV) và HS, những lệch lạc trong ứng xử diễn ra trong môi trường học đường như nói bậy, chửi thề, yêu sớm, bỏ học… làm ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh nhà trường.

TS Hoàng Gia Trang phân tích: Lứa tuổi học sinh THCS và THPT đang có những biến đổi mạnh mẽ về tâm lý. Các em cũng có nhu cầu thể hiện bản thân trước mọi người. Trong một số trường hợp, HS đã có hành vi sai lệch để tỏ rõ “bản lĩnh” trước các bạn khác. Điều đó đã gây bất ổn trong trường học, ảnh hưởng đến tâm lý HS cũng như văn hóa chung của nhà trường. Những hành vi lệch chuẩn của HS cần được hỗ trợ phòng ngừa nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa các em.

Xây dựng văn hóa học đường - yếu tố quan trọng trong đổi mới GD - Ảnh minh hoạ 2
Nhà giáo có ảnh hưởng lớn đến nhân cách học sinh. Ảnh minh họa
Muốn có trò tốt thì phải có thầy tốt

TS Hoàng Gia Trang cho rằng, nhà giáo có ảnh hưởng lớn đến nhân cách học sinh. Mỗi lời nói, việc làm, hành vi, ứng xử của GV đều tác động trực tiếp đến HS. Có thể nói rằng, GV là hình mẫu cho HS, là chuẩn mực để HS làm theo và tạo nên sự tôn trọng, yêu mến thầy cô giáo xuất phát từ tâm thức của các em. Tình cảm thầy trò rất thiêng liêng tạo nên nét văn hóa đặc thù. Muốn có trò tốt thì phải có thầy tốt. Điều đó cho thấy vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn của hành vi ứng xử của GV trong việc tạo nên môi trường văn hóa của trường học.

Xây dựng văn hóa học đường là yếu tố then chốt để phát triển các nhà trường. Văn hóa trường học lành mạnh, tích cực sẽ là yếu tố thuận lợi để nâng cao chất lượng GD toàn diện, phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn, tạo động lực cho cả người dạy và người học. Trong bối cảnh hiện nay, còn tồn tại những hiện tượng tiêu cực trong GD như gian lận thi cử, bạo lực học đường, ứng xử thiếu tính sư phạm… thì việc xây dựng văn hóa trường học trở nên cấp thiết. 

Tuy nhiên, truyền thống tốt đẹp đó đang bị ảnh hưởng ở nơi này hay nơi khác. Một bộ phận GV không giữ được chuẩn mực, hoặc có hành vi ứng xử lệch lạc để ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh người thầy.

Những hiện tượng nêu trên khiến cho mối quan hệ giữa GV - HS có nơi bị ảnh hưởng, tác động không tốt đến hình ảnh người GV và ảnh hưởng cả đến việc xây dựng văn hóa nhà trường.

Tạo ra môi trường dạy và học tích cực

TS Hoàng Gia Trang cho rằng, để phòng ngừa hành vi lệch chuẩn học đường, cần xây dựng nội quy, quy định rõ ràng, thực tế và phù hợp với hoàn cảnh nhà trường. Cần hiểu rằng các quy định, chuẩn mực trong trường học có thể thay đổi, điều chỉnh tùy theo bối cảnh xã hội cụ thể và cần được thừa nhận của các thành viên tham gia.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường thành lập góc tư vấn tâm lý học đường. Điều đó cũng phần nào giúp phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn ở học sinh hoặc có sự can thiệp, hỗ trợ cần thiết khi HS có khó khăn tâm lý; từ đó giúp các em có đời sống tinh thần khỏe mạnh, thoải mái, tránh vi phạm kỷ luật trường học hoặc hạn chế được tình trạng bạo lực học đường do những bức xúc, căng thẳng không kiểm soát được của HS tuổi mới lớn.

Cần xây dựng hệ giá trị, niềm tin vào trường học, hướng người học là trung tâm, đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra giá trị nhà trường. Cần tạo lập được niềm tin của HS và GV vào nhà trường. Muốn vậy, sự chuẩn mực của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trường học là yếu tố quan trọng.

Nâng cao chất lượng GD bằng dạy thực - học thực. Người dạy có trách nhiệm, tâm huyết với nghề và người học cũng cần có trách nhiệm và say mê với việc học, từ đó tạo ra môi trường dạy và học tích cực. Đảm bảo rằng mỗi cá nhân có điều kiện phát huy tối đa năng lực tự học của bản thân.

Xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường xanh - sạch - đẹp, mọi người đến trường thân thiện cởi mở, cũng góp phân tích cực vào việc xây dựng văn hóa nhà trường. Ngay từ nhân viên bảo vệ đến lãnh đạo nhà trường nên thể hiện sự vui vẻ, quan tâm đến mọi người. Chẳng hạn tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), thầy hiệu trưởng đã từng ra cổng đón chào HS. Cử chỉ thân thiện đó sẽ được HS tôn trọng và có hành vi ứng xử phù hợp.

Tác giả bài viết: Lê Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập812
  • Hôm nay29,227
  • Tháng hiện tại307,357
  • Tổng lượt truy cập51,663,316
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944