Xử lý nghiêm người đứng đầu trường học để xảy ra hành vi xâm hại trẻ em

Thứ tư - 02/01/2019 01:32 608 0
GD&TĐ - Trong văn bản về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em mới ban hành, Sở GD&ĐT An Giang yêu cầu các đơn vị rà soát và nghiêm túc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em, đặc biệt việc triển khai thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Xử lý nghiêm người đứng đầu trường học để xảy ra hành vi xâm hại trẻ em

Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về các vấn đề liên quan đến trẻ em và tầm quan trọng của việc bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế;

Tham gia phát hiện, ngăn chặn các hành vi bạo lực, bóc lột, xâm hại trẻ em, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em; biểu dương, nhân rộng những nhân tố tích cực, những mô hình sáng tạo, gương điển hình tốt về bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.

Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; cán bộ, giáo viên, nhân viên gương mẫu trước học sinh về các hành vi ứng xử, lối sống và đạo đức; thể hiện tốt vai trò của người đứng đầu cơ quan đơn vị, có ý thức trách nhiệm và cam kết tại cơ quan, đơn vị không có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục vi phạm đạo đức nhà giáo.

Sở GD&ĐT cũng nhấn mạnh việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra nề nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi bạo lực, xâm hại thể chất, tinh thần đối với trẻ; xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra các vụ việc vi phạm.

Bên cạnh đó, phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn, Hội, Đội trường học, giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối hợp tại đơn vị và với phụ huynh; củng cố và phát huy hiệu quả của hoạt động tư vấn học đường; kịp thời thông báo, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa; công khai số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan chức năng tại địa phương và Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để kịp thời can thiệp, hỗ trợ trẻ bị bạo lực, xâm hại.

Tác giả bài viết: Lập Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập742
  • Hôm nay31,182
  • Tháng hiện tại309,312
  • Tổng lượt truy cập51,665,271
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944