Phát triển toàn diện con người – tư tưởng lớn trong di sản Hồ Chí Minh

Thứ hai - 17/05/2021 00:16 452 0
GD&TĐ - Hướng tới kỷ niệm 131 năm ngày sinh nhật Bác, trong không khí toàn ngành GD thi đua làm theo lời Bác, GS.TS Phạm Hồng Quang (Giám đốc ĐH Thái Nguyên) đã chia sẻ chiêm nghiệm sâu sắc về những lời dạy của Người.
Phát triển toàn diện con người – tư tưởng lớn trong di sản Hồ Chí Minh

Làm theo lời Bác - phát triển toàn diện con người

Bài học kinh nghiệm của Đảng bộ các cơ sở giáo dục đã đạt được trong hơn 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - đó chính là tư tưởng phát triển toàn diện con người.

Đây là giá trị to lớn và ý nghĩa sâu sắc bởi Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn” đã từng là thầy giáo, thầy Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh, thầy Vương ở các lớp huấn luyện cán bộ ở Quảng Châu, thầy dạy chữ cho cán bộ ở Pác Bó và sau này Người đến thăm từ các lớp xóa mù chữ đến các trường đại học đã chỉ rõ tư tưởng “học chữ để làm người cách mạng” và vai trò của giáo dục là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam, một nền giáo dục vì con người, cho con người và hướng đến đến xây dựng con người mới.

Trong Thư gửi cho học sinh (1945) Bác Hồ viết: “…Một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Tư tưởng vĩ đại của Bác Hồ về phát triển toàn diện con người đã đặt nền tảng để chúng ta xây dựng nền giáo dục dân chủ, khai phóng, sáng tạo, tiến bộ, vì con người.

Trên nền tảng tư tưởng tiến bộ của nhân loại và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học giáo dục đã có những đề xuất, đóng góp vào Luật giáo dục (2019), tại điều 2 đã xác định lại mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế’.

Phát triển toàn diện con người – tư tưởng lớn trong di sản Hồ Chí Minh - Ảnh minh hoạ 2
GS.TS Phạm Hồng Quang.

Mục tiêu này đúng với tư tưởng nền tảng Bác Hồ đã viết hơn 70 năm trước. Đây sẽ là định hướng rộng về phương thức, tạo điều kiện, xác định rõ mục tiêu “phát triển toàn diện con người”. Đây là tư tưởng khai phóng, tự do và dân chủ, khác với mục tiêu đào tạo “con người Việt Nam phát triển toàn diện” trong Luật Giáo dục 2005 chỉ thể hiện sự kì vọng không dễ thực hiện nếu chỉ trong phạm vi giáo dục nhà trường.

Mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện con người - chính là sự thay đổi căn bản, bởi chỉ có sự thay đổi này, khi thực hiện mới có thể phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Nội hàm giáo dục ở đây (mục tiêu giáo dục) được hiểu rộng hơn, hàm chứa tư tưởng tạo điều kiện (tự học) để con người phát triển hơn là phạm vi hẹp trong chương trình đào tạo của nhà trường.

Nền tảng tư tưởng phát triển toàn diện con người đã tạo điều kiện để xây dựng một nền giáo dục mở, xây dựng một xã hội học tập. Giáo dục mở trước hết xuất phát từ con người, cho con người và vì con người (tư tưởng nhân văn); đảm bảo cho tư tưởng khai phóng (tự do cá nhân); mở là coi trọng thực tiễn (thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí); mở là tạo không gian và thời gian, điều kiện để chủ thể chủ động, tích cực tham gia.

Giáo dục mở đã tạo ra những suy nghĩ khác: Người dạy không duy nhất là giáo viên, người học không nhất thiết phải cùng độ tuổi, học liệu không chỉ là sách giáo khoa, kết quả học không chỉ là điểm số, lớp học không đồng nhất là không gian, thời gian cụ thể…Quan niệm về việc học, về giáo dục cũng phải thay đổi dựa trên nền tảng tiến bộ và nhân văn mà trong di sản của Bác Hồ đã để lại cho chúng ta.

Mục tiêu của Giáo dục là phục vụ Tổ quốc và nhân dân

Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, xác định rõ mục tiêu của nền giáo dục mới phải thực hiện dạy và học theo hướng phục vụ Tổ quốc và nhân dân, “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ”; “việc học lấy tự học làm cốt”. Đây là những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đã giúp chúng ta tháo gỡ những vưỡng mắc từ thực tiễn đến phương pháp luận giải quyết vấn đề.

Từ quan niệm mới về mục tiêu giáo dục “phát triển toàn diện con người” khi triển khai sẽ góp phần khắc phục những hạn chế yếu kém của giáo dục (theo đánh giá của NQ 29/TW) bởi các nguyên nhân: “Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp...chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo”.

Phát triển toàn diện con người – tư tưởng lớn trong di sản Hồ Chí Minh - Ảnh minh hoạ 3
Ảnh minh hoạ.

Trường học phải là nơi tập trung vào mục tiêu xây dựng đội ngũ người thầy có chất lượng cao về trình độ, đặc biệt coi trọng phẩm chất, ý thức trách nhiệm trong học tập, lao động và cộng tác với tinh thần “học để làm người, để làm việc”, đây cũng là tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực của mỗi cán bộ đảng viên. Đây cũng cần là tiêu chí cốt lõi để tuyển dụng người thầy trong bối cảnh hiện nay.

Trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục, các cơ sở giáo dục cần thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ “việc học lấy tự học làm cốt”,  đồng thời cũng là tư tưởng tiên tiến của nhân loại thể hiện trong 4 trụ cột của giáo dục: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống”,  theo đó cần xây dựng chương trình giáo dục nền tảng học vấn rộng (trong đó coi trọng giáo dục, đào tạo năng lực, hình thành phẩm chất, đạo đức, kĩ năng sống cho người học); phương pháp giáo dục tăng thực hành, học và làm trong thực tế “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn” như lời Bác Hồ đã dạy.

Giáo dục phổ thông là phổ cập, giáo dục đại học là tinh hoa, là đào tạo nhân tài, là đào tạo gắn với nghiên cứu và sáng tạo cái mới. Thực trạng không ít người học với mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm, khi ứng tuyển có bằng “đẹp”, từ đó trường học tạo ra điểm “đẹp”, rồi việc đánh giá, bình xét, quy hoạch, bổ nhiệm... với những yêu cầu về bằng cấp là tiêu chuẩn “cứng”. Do vậy, chúng ta phải thay đổi tư duy từ nhà trường, nhưng điều quan trọng hơn là thay đổi cả tư duy và cách quản lý giáo dục, thay đổi cách kiểm tra đánh giá, trong đó trách nhiệm các nhà quản lí là then chốt.

Theo tấm gương Bác Hồ, từ ý chí và nỗ lực tự học trong suốt cuộc đời của Người đều thấm sâu quan điểm học tập tiến bộ: “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ”. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chương trình làm việc của Thủ tướng với Bộ GD-ĐT ngày 6/5/2021 nhấn mạnh yêu cầu: “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Trong bối cảnh nhiều thách thức đối với giáo dục hiện nay về chất lượng và hội nhập quốc tế, càng thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ trong bản di chúc: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Đây là tư tưởng nền tảng với giá trị văn hóa cao đẹp, với ý nghĩa giáo dục là vun trồng, nuôi dưỡng, nuôi dạy. Mục tiêu nhân cách (gồm năng lực và phẩm chất) là mục tiêu cao nhất của giáo dục, của đổi mới giáo dục đó chính là sản phẩm của xã hội đang mong muốn, song đang đứng trước mâu thuẫn trong nhận thức và hành động.

Với tư tưởng phát triển toàn diện con người thì giáo dục gia đình, giáo dục xã hội cần phải được xem là thành phần hữu cơ trong quan hệ với giáo dục nhà trường. Giáo dục nhà trường không phải là nhân tố duy nhất quyết định trực tiếp đến chất lượng con người. Hiểu đúng điều này để xác nhận sự đóng góp của giáo dục đối với phát triển con người là tạo cơ hội và điều kiện là chủ yếu, thúc đẩy các nhân tố tích cực để quá trình phát triển nhân cách phải do chính con người quyết định… Từ đây, gỡ bỏ cách hiểu không đúng về trách nhiệm nhà trường là duy nhất hoặc giáo dục là “vạn năng” đối với sự phát triển của con người.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay9,052
  • Tháng hiện tại475,807
  • Tổng lượt truy cập51,831,766
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944