Đổi mới công tác tư vấn tâm lý trường học: Đa hình thức

Thứ hai - 17/05/2021 04:25 327 0
GD&TĐ - Song song với dạy học hiệu quả, thời gian qua các trường học tại TPHCM đều tăng cường, đẩy mạnh hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
Đổi mới công tác tư vấn tâm lý trường học: Đa hình thức

Song song với tư vấn trực tiếp, tư vấn trực tuyến cũng được các trường triển khai góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Linh hoạt hình thức tư vấn

Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) cho biết, thực tế ở độ tuổi mới lớn, tâm sinh lý thay đổi nên nhiều học sinh gặp những bất ổn trong tâm lý.

Ngoài ra, hiện nay do được tiếp xúc sớm với công nghệ, mạng xã hội, YouTube, các trang nhóm… nên nếu không được trang bị kỹ năng sử dụng mạng xã hội, ứng xử trên môi trường mạng… các em rất dễ bị ảnh hưởng. Có em bị bắt nạt trên mạng xã hội, có em nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí bắt chước những thử thách trên mạng rất nguy hiểm.

Thời gian qua, có một số trường hợp bạo lực học đường xuất phát từ những mâu thuẫn trên mạng xã hội. Chính vì vậy, sự quan tâm sát sao của gia đình là vô cùng quan trọng, để phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, chuyên viên tư vấn tâm lý của trường nhằm đồng hành giúp các em vượt qua khủng hoảng.

Là giáo viên chủ nhiệm, thầy Bảo cũng như các đồng nghiệp phải chủ động “chuyển động” để nắm bắt những tâm tư, tình cảm, sát sao với các em trên thế giới mạng. Giáo viên cũng sử dụng các công cụ, mạng xã hội để kết nối với học sinh, quan sát và sẵn sàng chia sẻ, trò chuyện, đưa ra lời khuyên khi các em cần mọi lúc, mọi nơi.

“Ở một sự việc cụ thể nào đó, theo tôi nghĩ để có chuyên môn sâu, hỗ trợ các em thì vai trò của chuyên viên tâm lý là vô cùng cần thiết, không thể thiếu ở môi trường học đường”, thầy Bảo nhấn mạnh.

Thay vì ngồi ở phòng tư vấn tâm lý, việc thay đổi, đa dạng hình thức tư vấn cũng được nhà trường chú trọng, như qua trang fanpage, điện thoại, email… Thậm chí, không chỉ học sinh, bản thân giáo viên cũng cần đến sự hỗ trợ của chuyên viên tâm lý học đường khi gặp stress, vấn đề khó tháo gỡ…

Thạc sĩ tâm lý học trường học Nguyễn Thị Mộng Xuyên - giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý tại Trường THPT Đào Sơn Tây (TP Thủ Đức) chia sẻ, đa phần học sinh tìm đến chuyên viên tư vấn tâm lý của trường khi gặp những bất ổn như buồn chuyện gia đình, tình yêu - tình bạn tuổi học trò, thắc mắc về tâm sinh lý tuổi mới lớn, có cả bị bắt nạt, mâu thuẫn trên mạng…

Để đổi mới công tác tư vấn tâm lý phù hợp, nhà trường đã lập trang fanpage, công khai số điện thoại, Email, Zalo, Facebook… của chuyên viên tư vấn để các em có thể liên lạc khi cần, chứ không chỉ đơn thuần là lên phòng tư vấn tâm lý.

“Có những lần 11 giờ, 12 giờ đêm các em vẫn gọi điện để chia sẻ, tôi luôn sẵn sàng. Bởi khi các em trải lòng, nói ra được những điều khúc mắc, những bức xúc, những ấm ức, buồn bã trong lòng… thì đó là mấu chốt quan trọng của vấn đề để từ đó tìm cách tháo gỡ”.

Ngoài tư vấn cá nhân, tư vấn trực tiếp và trực tuyến, trường cũng tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng cho học sinh với nhiều chủ đề: Ứng xử văn minh trên mạng xã hội, tình yêu tình bạn học trò, phòng tránh xâm hại tình dục… Trong các buổi họp phụ huynh, nhà trường cũng lồng ghép thêm một số nội dung để tư vấn cho phụ huynh. Có nhiều phụ huynh của trường có số điện thoại, email của giáo viên tư vấn tâm lý, đã chủ động liên lạc để trao đổi, chia sẻ về vấn đề gia đình, con cái. Điều này góp phần cho công tác tư vấn tâm lý của trường thêm hiệu quả.

Cô Xuyên tâm tư, ở độ tuổi này, học sinh rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, đang có những thay đổi tâm sinh lý nên rất dễ tổn thương.

Thêm vào đó, Internet rất phát triển, nếu không có kỹ năng sử dụng các công cụ trên Internet hữu ích, các em rất dễ bị ảnh hưởng. Thực tế đã có những em bắt chước các hành vi nguy hiểm trên mạng, có em tự tử, có ý định tự tử… Chính vì vậy, công tác tư vấn tâm lý hơn bao giờ hết rất quan trọng để giúp học sinh tháo gỡ những vấn đề gặp phải.

Bên cạnh đó, cô Xuyên cũng rất mong nhận được sự quan tâm, chú trọng hơn nữa của ngành và sự đồng hành của phụ huynh để góp phần giáo dục toàn diện học sinh.

Phù hợp với bối cảnh chung

Liên quan đến hiệu quả về công tác tư vấn tâm lý trường học, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10) cho biết, tuy trường không xây dựng phòng tư vấn, nhưng đã 5 năm, nhà trường thành lập một trang fanpage để tiếp nhận, lắng nghe những trao đổi, chia sẻ, trăn trở, phản biện... của học sinh. Qua đó, nhà trường đã giải quyết rất nhiều sự vụ, đồng thời ngăn cản kịp thời những sự việc mà nếu như chậm trễ, có thể dẫn đến bạo lực học đường.

Trước hết, quan điểm của nhà trường là mỗi thầy cô đều là một... tư vấn viên. Những sự việc nào khó khăn, thầy cô chuyển ngay cho ban tư vấn. Ban tư vấn gồm những thầy cô mà học sinh gọi là “idol”. Tư vấn trực tuyến được nhà trường thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Hầu hết, nhà trường tiếp nhận tư vấn tâm lý là sau 20 giờ. Và sau khi tiếp nhận, nhà trường sẽ xử lý ngay bằng nhiều hình thức khác nhau.

Thầy Phú chia sẻ thêm, ở Trường Nguyễn Du, học sinh có thể gặp ban giám hiệu, thầy hiệu trường rất dễ dàng mọi lúc, mọi nơi. Nếu không gặp trực tiếp, các em có thể gọi điện cho thầy hiệu trưởng để chia sẻ, trao đổi. Đơn cử như với việc chuyển lớp, các em tự vào trình bày với ban giám hiệu và được giải quyết ngay, phù hợp với nguyện vọng của các em mà không cần phải thông qua phụ huynh. Ban tư vấn của trường cũng sẵn sàng tư vấn cho phụ huynh của trường, ngoài nhà trường.

Mới đây, Sở GD&ĐT TPHCM đã có văn bản yêu cầu các cơ sở GD tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, bắt nạt, xâm hại trẻ em, HSSV khi học tập trực tuyến và sử dụng môi trường mạng.

Theo đó, Sở GD&ĐT khuyến khích giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên tích cực tham gia xây dựng các video clip ngắn, dễ hiểu để tuyên truyền nhằm chia sẻ kinh nghiệm tốt trong dạy và học trực tuyến, thực hiện ứng xử văn hoá trên mạng xã hội. Sở GD&ĐT cũng nhấn mạnh, các đơn vị cần phát huy vai trò của tổ tư vấn tâm lý trong nhà trường, tổ chức tư vấn trực tiếp, trực tuyến hoặc qua điện thoại, các hình thức phù hợp. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1437 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1437 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay8,968
  • Tháng hiện tại74,935
  • Tổng lượt truy cập51,926,418
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944