Phụ huynh hành xử bạo lực - nhà trường cần làm gì?

Thứ hai - 04/01/2021 03:08 211 0
GD&TĐ - Gần đây, vài câu chuyện về ứng xử thiếu tính giáo dục của một số phụ huynh trong môi trường giáo dục khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Chỉ vì mâu thuẫn giữa các con mà phụ huynh sẵn sàng vào tận lớp đánh trẻ.
Phụ huynh hành xử bạo lực - nhà trường cần làm gì?

Vậy, nhà trường cần làm gì khi có phụ huynh hành xử bạo lực?

Những câu chuyện gây nhức nhối

Cách đây không lâu, dư luận ở Lào Cai nổi sóng vì mộthọc sinh mầm non mới 2 tuổi, hoàn toàn không có khả năng phản kháng, bị phụ huynh “dằn mặt” chỉ vì… cắn bạn. Mới nhất là tại Điện Biên, chỉ vì mâu thuẫn giữa 2 học sinh lớp 6 mà một phụ huynh đã đến tận lớp đánh bạn của con mình. Nhiều ngườiđặt câu hỏi về trách nhiệm của nhà trường trong việc bảo vệ học sinh. Tuy nhiên, điều khiến dư luận phẫn nộ và quan tâm hơn là vấn đề đạo đức của những phụ huynh “đặc biệt” này.

Ngày nay, do các quy định có phần cởi mở hơn nên vai trò đồng hành giáo dục học sinh của phụ huynh ngày càng tăng. Cũng bởi vậy, nhiều hành xử thái quá của một bộ phận phụ huynh đã gây tác dụng ngược.

Phụ huynh ngày càng quan tâm đến vấn đề học tập, rèn luyện của con tại trường. Việc họ can thiệp vào các hoạt động của giáo viên và nhà trường đã không còn quá xa lạ. Từ việc con học bài gì, cô chữa bài ra sao đến việc cô có chăm sóc con không, con có bị bạn bè bắt nạt không… đều được phụ huynh “để mắt” và cho đó là những hành động cần thiết để bảo vệ con em mình.

Theo TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sự can thiệp quá sâu của phụ huynh vào các hoạt động của con tại trường ở góc độ nào đó là đẩy con vào vòng nguy hiểm. Lý do là khi chúng ta liên tục can thiệp, nhà trường sẽ không thể hoạt động đúng như các nội quy đã công bố. Đôi khi, nhà trường cũng e ngại sẽ trở thành nạn nhân của một vụ ném đá “sáng nhất Facebook” nên nhiều lúc phải chấp nhận cả những đòi hỏi vô lý của phụ huynh. 

Phụ huynh hành xử bạo lực - nhà trường cần làm gì? - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh hoạ: IT

Cấp thiết vấn đề an ninh trường học

Bà Hứa Thu Huyền – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giang Biên (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: Câu chuyện về hành xử thiếu kiềm chế của một số phụ huynh thực sự khiến những người làm giáo dục thấy đau lòng và bất an. Hàng ngày, chúng tôi dạy con cái họ về kiến thức, đạo đức, kỹ năng sống và cách ứng xử văn hoá. Tuổi học trò có thể có những hành xử bồng bột, nhưng nếu biết cách hoá giải, cùng với can thiệp kịp thời thấu tình đạt lý của các thầy cô giáo, mọi cơn bực giận của trẻ sẽ qua đi nhanh chóng, nhường chỗ cho đoàn kết và tiến bộ.

“Hành động đến trường giúp con giải quyết mâu thuẫn với bạn học bằng vũ lực thực sự là câu chuyện buồn. Mong phụ huynh hiểu và tôn trọng, khi học sinh vi phạm khuyết điểm tại trường, GV, nhà trường có trách nhiệm giải quyết. Việc phụ huynh bênh con, xông vào trường, bất chấp nội quy, quy định, hành xử côn đồ, hành hung học sinh thậm chí hành hung cả giáo viên là tấm gương xấu cho lớp trẻ. Hành động này có thể gây vết hằn tâm lý cho các em khi phải chứng kiến vụ việc và dĩ nhiên không thể tốt cho đứa con mà họ mong muốn bảo vệ. Chuyện xảy ra ngoài sự kiểm soát của bảo vệ và nhà trường, nhưng hiệu trưởng lại là người chịu trách nhiệm. Chúng tôi mong có những quy định, hỗ trợ tăng cường an ninh trường học, để ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi phản giáo dục này trong môi trường giáo dục.”, bà Hứa Thu Huyền nói.

Hiện nay, vị trí nhân viên bảo vệ trường học thường là hợp đồng, với mức lương khiêm tốn. Đa phần họ không có nghiệp vụ an ninh mà chủ yếu chỉ đánh trống, mở cửa, phát hiện hành vi sai trái, trông giữ tài sản và can thiệp các xung đột đơn giản trong phạm vi trường. Việc xử lý và ứng phó với các tình huống bất thường của phụ huynh học sinh là quá sức và quá thẩm quyền đối với họ.

Theo Luật sư Nguyễn Huế (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Để giảm thiểu những trường hợp ứng xử thiếu văn hoá của phụ huynh trong môi trường giáo dục, các trường học cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình và chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường,  bảo đảm an toàn về thể chất, tinh thần cho nhà giáo và học sinh trong các cơ sở giáo dục. Đồng thời, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với công an khu vực trong việc giữ an ninh trường học, hạn chế tối đa việc phụ huynh hay người lạ tiếp xúc trực tiếp với khu vực học sinh.

Hành vi chửi bới, xúc phạm, đánh đập học sinh lớp 6 tại trường học của vị phụ huynh ở Điện Biên là hành vi côn đồ, không chỉ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh bị đánh mà còn ảnh hưởng đến các em khác.
Hành vi của vị phụ huynh đã gây thương tích cho em học sinh, dù dưới 11% nhưng có tính chất côn đồ và gây thiệt hại đến sức khỏe của người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt có thể lên đến 3 năm tù. - Luật sư Nguyễn Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập752
  • Hôm nay37,627
  • Tháng hiện tại315,757
  • Tổng lượt truy cập51,671,716
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944