Phương thức thi và tuyển sinh đã đi vào ổn định

Thứ tư - 17/07/2019 02:01 506 0

Phương thức thi và tuyển sinh đã đi vào ổn định

GD&TĐ - Tại Hội nghị công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sửa đổi, các ý kiến thảo luận điểm cầu Đà Nẵng đều thống nhất rằng, công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh được đánh giá tốt, kết quả kỳ thi phản ảnh đúng thực chất chất lượng giáo dục phổ thông.

Điểm cầu Đà Nẵng do TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc ĐH Đà Nẵng và PGS.TS Nguyễn Quang Linh – Giám đốc ĐH Huế sẽ đồng chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Đà Nẵng với sự tham dự của gần 150 đại biểu đến từ 28 trường ĐH và 4 CĐ trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Công tác tổ chức thi THPT quốc gia đã chuyên nghiệp

TS Lê Anh Phương - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đánh giá, kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã được triển khai rất tốt, từ sự chỉ đạo xuyên suốt của Bộ GD&ĐT, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của các Sở GD&ĐT với các trường ĐH, CĐ.

“Công tác tổ chức thi được triển khai rất nghiêm túc, đội ngũ giáo viên, giảng viên và lãnh đạo các trường đại học đã chuyên nghiệp trong các khâu tổ chức thi nên chúng ta cũng đừng lo lắng quá làm ảnh hưởng đến tâm lý phòng thi. Việc triển khai tổ chức thi đang hướng tới làm sao cho nhẹ nhàng, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế’ – TS Lê Anh Phương nhận xét. Ngoài ra, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Huế cũng đánh giá phổ điểm năm nay rất tốt. 

TS Lê Anh Phương cũng cho rằng, năm nay, các trường ĐH đã làm rất tốt, tiếp cận nhanh công tác chấm thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia nên việc này cần tiếp tục thực hiện trong những năm sau. “Đề nghị Bộ GD&ĐT sớm công bố “điểm sàn” xét tuyển vào các trường đào tạo ngành sư phạm và sức khỏe để các trường có thể tiếp nhận những thí sinh có điểm thi cao.

Phương thức thi và tuyển sinh đã đi vào ổn định - Ảnh minh hoạ 2
 GS.TSKH Bùi Văn Ga - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu ý kiến tại đầu cầu Đà Nẵng

GS.TSKH Bùi Văn Ga – nguyên Thứ trưởng Bộ GĐ&ĐT đánh giá: “Công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh đều được đánh giá tốt; kết quả kỳ thi đánh giá đúng thực chất chất lượng của HS phổ thông. Chúng ta đã từng thực hiện nói không với tiêu cực trong thi cử và kết quả chỉ đạt 70%, lệch rất lớn, năm nay công tác coi thi, chấm thi được siết chặt nhưng kết quả tốt nghiệp THPT của cả nước đạt 94,75, không lệch nhiều so với những năm trước đây, chứng tỏ rằng chất lượng giáo dục phổ thông ngày càng được cải thiện”.

Ông Lê Công Toàn, Hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng cho biết, việc phối hợp giữa các trường ĐH và các Sở GD&ĐT trong tổ chức thi THPT quốc gia là rất tốt và nên tiếp tục duy trì hình thức này trong những năm tới. Tuy nhiên, theo ông Toàn, nên ấn định tỉ lệ tham gia thế nào cho phù hợp. Ví dụ các trường có tỉ lệ 60% là phù hợp chứ 75% là quá tải vừa gây khó khăn cho Sở GD&ĐT và cho trường.

TS Nguyễn Thị Anh Đào – Hiệu trưởng trường ĐH Đông Á thì cho rằng, nên thay đổi cơ cấu xét tốt nghiệp THTP là 50 – 50 như trước đây thay vì 30-70 như hiện nay. “Nếu kết quả học 3 năm THPT chỉ tham gia 30% trong việc xét tốt nghiệp THPT thì các trường sẽ dành nhiều thời gian để ôn tập, củng cố kiến thức cho HS chứ không có nhiều cơ hội để HS được rèn luyện các kỹ năng khác, khó có thể hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển năng lực HS” - TS Đào nói.

Cần sớm công bố phương thức tuyển sinh sau năm 2021

GS.TSKH Bùi Văn Ga nhận xét, qua nhiều năm tổ thức, phương thức thi và tuyển sinh đã bắt đầu hoàn thiện. “Bộ GD&ĐT đã công bố phương thức tuyển sinh sẽ ổn định trong 3 năm, tức là đến năm 2020. Nhưng đến năm 2021 thì như thế nào, có áp dụng phương thức thi và tuyển sinh như hiện nay hay sẽ thay đổi? Thay đổi phương án tuyển sinh là không hề đơn giản, từ bây giờ đã phải chuẩn bị và phải sớm công bố cho xã hội, người học và các trường ĐH được biết từ cấu trúc đề thi, cách thức tổ chức… để có sự chuẩn bị, tránh sự bị động cho người học và các trường" - GS Bùi Văn Ga phát biểu.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, phương thức thi và tuyển sinh này đã được Bộ GD&ĐT duy trì trong 3 năm, hầu hết các trường ĐH, CĐ đều thấy rất ổn, Cục quản lý chất lượng cũng đánh giá đang ổn và đề nghị duy trì.

“Bộ GD&ĐT đang triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về cơ chế đổi mới thi tuyển sinh đại học để tính đến phương án thi và tuyển sinh trong những năm sắp tới. Dự kiến, cuối năm nay sẽ nghiệm thu và báo cáo kết quả đề tài. Trong những năm qua, Vụ đại học cũng lưu ý các trường tuyển sinh nhiều phương thức phải có sự so sánh để đánh giá các phương thức có tương đồng với nhau không, kết quả đào tạo, cơ hội việc làm của mỗi phương thức tuyển sinh như thế nào. Bộ sẽ sớm công bố phương thức thi và tuyển sinh sau năm 2021 để xã hội, người học và các trường có sự chủ động trong việc chuẩn bị” - TS Nguyễn Thị Kim Phụng thông tin. 

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập341
  • Hôm nay14,609
  • Tháng hiện tại292,739
  • Tổng lượt truy cập51,648,698
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944